Latest topics
Tìm kiếm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 52 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 52 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 180 người, vào ngày 23/10/2024, 1:58 pm
Về thơ Hàn Mạc Tử
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Về thơ Hàn Mạc Tử
Kiều Văn
Cách đây năm mươi sáu năm, Hàn Mặc Tử - nhà thơ kiệt xuất của thời kỳ hiện tại - đã hoàn tất sứ mạng của mình với cõi đời này và đi vào cõi vĩnh hằng. Chuyện Hàn Mặc Tử lúc sinh thời bị mắc một chứng bệnh khốc hại (bệnh phong) thì ai cũng biết. Nhưng với khối tác phẩm khá đồ sộ ông để lại cho đời, cũng như những "cuộc tình" của ông, thì suốt mấy mươi năm qua, thiên hạ vẫn không ngừng xôn xao bàn tán và tranh cãi.
Không ai còn nghi ngờ việc Hàn Măc tử là một hiên tượng nổi bật của văn học Việt nam giữa thời kỳ hoàng kim của Thơ Mới (những năm 30).
Hơn nửa thế kỷ qua, không thể đếm xuể những con người thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ đã nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Hàn Mặc Tử, không thể đong được những dòng lệ mà người đời đã nhỏ xuống khóc người thi sĩ tài hoa bạc mệnh ấy.
Mộng Liên Đường chủ nhân, người viết đề tựa truyện Kiều trước đây có câu:
"Người đời nay khóc người đời xưa, người đời sau khóc người đời nay, đó là cái thông lệ của bọn tài tử trong gầm trời này vậy!"
Thật chí lí lắm thay!
Muốn hiểu được Hàn Mặc Tử, nhất thiết phải hiểu bản chất con người nói chung và bản chất của con người Hàn Mặc Tử nói riêng.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Hoàng Phương đã rất có lý khi khẳng định rằng con người không phải một sinh vật thông thường mà là "Linh Vật", nghĩa là một vật linh thiêng. Nguyễn Du xưa cũng cảm nhận rõ điều này.
"Nàng rằng: Những đấng tài hoa
Thác là thế phách, còn là tinh anh"
Cái "tinh anh" bất tử ấy xác nhận con người là linh vật. Hàn Mặc Tử là linh vật ở trình độ tuyệt đích. Chính vì vậy, lúc sinh thời Hàn Mặc Tử vừa là một con người trần tục vừa là một "trích tiên" thực thụ.
Với trí tuệ của một nhà thơ thời hiện đại, đồng thời với tầm vóc của một bậc "thánh thi", Hàn Mặc Tử đã "giải mã" được mối liên hệ thống nhất, khăng khít giữa thi sĩ với vũ trụ vô thuỷ vô chung. Ông cũng hoàn toàn ý thức được sứ mệnh, thiên chức của một thi sĩ chân chính. Ông viết:
"Loài thi sĩ là những bông hoa rất quí và hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: phải biết tận hưởng những công trình châu báu của đức chúa trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của người và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê nhưng rất thơm tho, rất tinh sạch. Bởi muốn cho loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở thế gian này - nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời, Người bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình".
Đại thi hào Shakespeare cũng đã viết một câu tương tự trong vở bi kịch Otenlô: "Phải chăng định mệnh của những đấng vĩ nhân vẫn là không được may mắn như những kẻ tầm thường..."
Với thiên năng siêu việt của linh vật, Hàn Mặc Tử thoắt ở trên mặt đất, thoắt lại bay vào vũ trụ bao la, tựa như những nhà du hành vũ trụ sau này:
Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiến đưa ta tới nguyệt thềm
Ta ở trên cao nhìn trở xuống
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm
(Chơi trên trăng)
Và hơn thế nữa, linh hồn nhà thơ còn siêu thăng lên tầng" thượng thanh khí". lên cõi trời, hoà hợp với vĩnh cửa. Những ấn tượng mà Hàn Mặc Tử lượm được từ những cõi cao vời đó đã biến thành những câu thơ kinh hoàng, tưởng chừng có ma quỉ ở bên trong;
Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi
Người trăng ăn vận toàn trăng cả
Gò má riêng thôi laị đỏ hườm...
Trong thơ Hàn Mặc Tử, nhân vật Hồn xuất hiện một cách khá sắc nét:
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến:
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đâu vì rùng rợn đến vô biên...
... Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng nghả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường, trần gian và địa ngục...
(Hồn là aỉ)
Thấy mọi người kinh ngạc với thơ mình, Hàn Mặc tử bèn giải thích rằng đó chính là loại thơ... Điên!
Thực chất cái Điên đó là gì...
Là cuộc giao thoa kỳ diệu của cõi người với cõi trời, là sự khám phá tới tận cùng của tâm linh con người, là ngân thơ đạt tới trình độ lãng mạn tột đích.
Tuy nhiên Hàn Mặc Tử vẫn hoàn toàn là con người của chủ nghĩa nhân bản. Không bao giờ ông muốn rời bỏ cuộc đời này để đi tìm những cái hư ảo, những hình tượng siêu nhiên nhạt thếch. Khối tinh thần cực kỳ sáng láng của nhà thơ chỉ giúp ông nhìn nhận cuộc sông trần gian một cách thấu triệt, để rồi tận hưởng những vẻ tuyệt vời của nó.
Càng bị bệnh tật hành hạ khốc liệt, quyền sống làm người càng bị bóp nghẹt, Hàn Mặc Tử càng yêu điên cuồng thế giới này. L. Tonstoi từng nói: "Khó khăn hơn cả là yêu cuộc sống với những nỗi đau khổ của mình".
Hàn Mặc Tử đã ngắm nhìn và cảm thụ thiên nhiên và quê hương đất nước trong vẻ diễm lệ nhất của nó:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu...
(Đà lạt trăng mờ)
Với tình yêu, dường như Hàn Mặc Tử đã dành cả trái tim cháy bỏng cho nó. Ông cũng là "nhà thơ của tình yêu" không kém gì Xuân Diệu hay Nguyễn Bính. Hình ảnh những người con gái yêu đương trong thơ ông thật tuyệt vời.
Từ lúc em bỏ trái đào
Tới chừng cặp má đỏ au au
Tôi đều nhận thấy trong con mắt
Một vẻ ngay thơ và ước ao...
(Gái quê)
Tôi cũng trông thấy người tôi yêu
Ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào
Len lén đưa tay vốc nước rửa
Trong khi cành trúc động và xao...
(Tôi không muốn gặp)
Ngoài tình yêu nồng say với cuộc sống, thơ Hàn Mặc Tử còn là bức thông điệp bi thiết nhất gửi cho đồng loại, phi lộ nỗi đau nhân thế của nhà thơ và nỗi đau khổ của một con người phải hứng chịu cái nghịch cảnh "nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ" (một mảnh tài tình vẫn là cái luỵ muôn đời). Từ nỗi bất hạnh tột độ ấy đã ứa ra những câu thơ ròng ròng máu chảy, thê thiết đau buồn:
Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió - trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ.
(Trút linh hồn)
Hàn Mặc Tử cảm thấy ghê sợ nỗi cô đơn của một con người bị tách khỏi đồng loại:
Chao ơi! Ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời!
Trong cảnh cô đơn tuyệt vọng ấy, nhà thơ khao khát đón nhận những tín hiệu yêu thương cứu giúp của mọi người:
Sao trìu mến thân yêu đâu vắng cả
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai...
Hoặc:
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy ngàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương lòng.
(Duyên kỳ ngộ)
Hoặc:
Còn em, sao chẳng hay gì cả...
Xin để tang anh đến vạn ngày!
(Trút linh hồn)
Trong nền thơ ca Việt nam cổ kim, thơ Hàn là khúc bi ca, là bản tường trình đầy đủ, sâu sắc, khúc chiết và da diết vào bậc nhất về số phận của con người. Đó chính là thứ thơ huyết lệ được diễn đạt bởi một nghệ thuật cao vời, kỳ tuyệt. Chính vì thế thơ Hàn Mặc Tử đã thấm sâu vào não tuỷ của chúng ta, mãi còn lay động tâm hồn chúng ta. Thơ Hàn Mặc Tử là thứ thơ mẫu mực khó bắt chước, đáng để cho các nhà thơ đời sau ngưỡng mộ và học tập.
Về nghệ thuật, thơ Hàn Mặc Tử là ngôi sao sáng chói trên nền trời của thơ ca Việt nam. Rất ít nhà thơ viết được những câu thơ kinh nhân (Làm kinh hoàng người ta - Đỗ Phủ) như ông.
Sau khi nhanh chóng rời bỏ trường phái thơ cổ điển, Hàn Mặc Tử dồn tất cả tinh lực cho Thơ Mới, và chỉ vẻn vẹn trong khoảng ba năm trời, ông đã đạt tới cực đỉnh của thơ mới. Một nghệ thuật đặc sắc - nghệ thuật thơ 'Điên" - đã ra đời để chuyển tải cái nội dung sâu sắc, gay gắt mà phức tạp mà Hàn Mặc tử muốn thét lên trong những phút "nhập Thần", trong những cơn yêu đương, đau đớn, oán hận điên cuồng. Đó chính là những câu thơ "thần bút" mà một người thường không bao giờ viết nổi.
Hàn Mặc Tử đã khai thác tất cả những tinh hoa của tiếng Việt vốn giàu ý tứ, giầu sắc thái và nhạc tính, đặt những từ thuần Việt ấy đúng chỗ và thổi sinh khí cho chúng, tạo nên những câu thơ kì lạ và tuyệt diệu, làm chấn động tâm trí người đọc:
Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Tôi toan hớp cả ráng trời
Tôi toan đớp cả tiếng cười trong khe.
Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi.
Ta đi thuyền trên mặt nước lòng ta
Ta cắm thuyền chính giữ vũng hồn ta!
Những câu thơ như vậy của Hàn Mặc Tử đã để lại những vết cháy bỏng, những vầng sáng vĩnh viến trong tâm trí chúng ta.
Bằng tài năng xuất chúng, dưới áp lực của định mệnh cực kì nghiệt ngã, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời một di sản quí báu với nhiều bài thơ " thần bút". Nhà thơ cho chúng ta thấy tầm vóc siêu việt biết bao mà con người có thể và cần phải đạt tới. Đồng thời cuộc đời và thơ Hàn Mặc tử gợi mở về một lối sống không phải chỉ có phần "xác" mà còn có phần " hồn" ngàn lần kì diệu hơn.
Nguồn: vanhoc.xitrum.net
Cách đây năm mươi sáu năm, Hàn Mặc Tử - nhà thơ kiệt xuất của thời kỳ hiện tại - đã hoàn tất sứ mạng của mình với cõi đời này và đi vào cõi vĩnh hằng. Chuyện Hàn Mặc Tử lúc sinh thời bị mắc một chứng bệnh khốc hại (bệnh phong) thì ai cũng biết. Nhưng với khối tác phẩm khá đồ sộ ông để lại cho đời, cũng như những "cuộc tình" của ông, thì suốt mấy mươi năm qua, thiên hạ vẫn không ngừng xôn xao bàn tán và tranh cãi.
Không ai còn nghi ngờ việc Hàn Măc tử là một hiên tượng nổi bật của văn học Việt nam giữa thời kỳ hoàng kim của Thơ Mới (những năm 30).
Hơn nửa thế kỷ qua, không thể đếm xuể những con người thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ đã nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Hàn Mặc Tử, không thể đong được những dòng lệ mà người đời đã nhỏ xuống khóc người thi sĩ tài hoa bạc mệnh ấy.
Mộng Liên Đường chủ nhân, người viết đề tựa truyện Kiều trước đây có câu:
"Người đời nay khóc người đời xưa, người đời sau khóc người đời nay, đó là cái thông lệ của bọn tài tử trong gầm trời này vậy!"
Thật chí lí lắm thay!
Muốn hiểu được Hàn Mặc Tử, nhất thiết phải hiểu bản chất con người nói chung và bản chất của con người Hàn Mặc Tử nói riêng.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Hoàng Phương đã rất có lý khi khẳng định rằng con người không phải một sinh vật thông thường mà là "Linh Vật", nghĩa là một vật linh thiêng. Nguyễn Du xưa cũng cảm nhận rõ điều này.
"Nàng rằng: Những đấng tài hoa
Thác là thế phách, còn là tinh anh"
Cái "tinh anh" bất tử ấy xác nhận con người là linh vật. Hàn Mặc Tử là linh vật ở trình độ tuyệt đích. Chính vì vậy, lúc sinh thời Hàn Mặc Tử vừa là một con người trần tục vừa là một "trích tiên" thực thụ.
Với trí tuệ của một nhà thơ thời hiện đại, đồng thời với tầm vóc của một bậc "thánh thi", Hàn Mặc Tử đã "giải mã" được mối liên hệ thống nhất, khăng khít giữa thi sĩ với vũ trụ vô thuỷ vô chung. Ông cũng hoàn toàn ý thức được sứ mệnh, thiên chức của một thi sĩ chân chính. Ông viết:
"Loài thi sĩ là những bông hoa rất quí và hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: phải biết tận hưởng những công trình châu báu của đức chúa trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của người và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê nhưng rất thơm tho, rất tinh sạch. Bởi muốn cho loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở thế gian này - nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời, Người bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình".
Đại thi hào Shakespeare cũng đã viết một câu tương tự trong vở bi kịch Otenlô: "Phải chăng định mệnh của những đấng vĩ nhân vẫn là không được may mắn như những kẻ tầm thường..."
Với thiên năng siêu việt của linh vật, Hàn Mặc Tử thoắt ở trên mặt đất, thoắt lại bay vào vũ trụ bao la, tựa như những nhà du hành vũ trụ sau này:
Ta bay lên! Ta bay lên!
Gió tiến đưa ta tới nguyệt thềm
Ta ở trên cao nhìn trở xuống
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm
(Chơi trên trăng)
Và hơn thế nữa, linh hồn nhà thơ còn siêu thăng lên tầng" thượng thanh khí". lên cõi trời, hoà hợp với vĩnh cửa. Những ấn tượng mà Hàn Mặc Tử lượm được từ những cõi cao vời đó đã biến thành những câu thơ kinh hoàng, tưởng chừng có ma quỉ ở bên trong;
Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi
Người trăng ăn vận toàn trăng cả
Gò má riêng thôi laị đỏ hườm...
Trong thơ Hàn Mặc Tử, nhân vật Hồn xuất hiện một cách khá sắc nét:
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến:
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đâu vì rùng rợn đến vô biên...
... Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng nghả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường, trần gian và địa ngục...
(Hồn là aỉ)
Thấy mọi người kinh ngạc với thơ mình, Hàn Mặc tử bèn giải thích rằng đó chính là loại thơ... Điên!
Thực chất cái Điên đó là gì...
Là cuộc giao thoa kỳ diệu của cõi người với cõi trời, là sự khám phá tới tận cùng của tâm linh con người, là ngân thơ đạt tới trình độ lãng mạn tột đích.
Tuy nhiên Hàn Mặc Tử vẫn hoàn toàn là con người của chủ nghĩa nhân bản. Không bao giờ ông muốn rời bỏ cuộc đời này để đi tìm những cái hư ảo, những hình tượng siêu nhiên nhạt thếch. Khối tinh thần cực kỳ sáng láng của nhà thơ chỉ giúp ông nhìn nhận cuộc sông trần gian một cách thấu triệt, để rồi tận hưởng những vẻ tuyệt vời của nó.
Càng bị bệnh tật hành hạ khốc liệt, quyền sống làm người càng bị bóp nghẹt, Hàn Mặc Tử càng yêu điên cuồng thế giới này. L. Tonstoi từng nói: "Khó khăn hơn cả là yêu cuộc sống với những nỗi đau khổ của mình".
Hàn Mặc Tử đã ngắm nhìn và cảm thụ thiên nhiên và quê hương đất nước trong vẻ diễm lệ nhất của nó:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu...
(Đà lạt trăng mờ)
Với tình yêu, dường như Hàn Mặc Tử đã dành cả trái tim cháy bỏng cho nó. Ông cũng là "nhà thơ của tình yêu" không kém gì Xuân Diệu hay Nguyễn Bính. Hình ảnh những người con gái yêu đương trong thơ ông thật tuyệt vời.
Từ lúc em bỏ trái đào
Tới chừng cặp má đỏ au au
Tôi đều nhận thấy trong con mắt
Một vẻ ngay thơ và ước ao...
(Gái quê)
Tôi cũng trông thấy người tôi yêu
Ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào
Len lén đưa tay vốc nước rửa
Trong khi cành trúc động và xao...
(Tôi không muốn gặp)
Ngoài tình yêu nồng say với cuộc sống, thơ Hàn Mặc Tử còn là bức thông điệp bi thiết nhất gửi cho đồng loại, phi lộ nỗi đau nhân thế của nhà thơ và nỗi đau khổ của một con người phải hứng chịu cái nghịch cảnh "nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ" (một mảnh tài tình vẫn là cái luỵ muôn đời). Từ nỗi bất hạnh tột độ ấy đã ứa ra những câu thơ ròng ròng máu chảy, thê thiết đau buồn:
Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió - trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ.
(Trút linh hồn)
Hàn Mặc Tử cảm thấy ghê sợ nỗi cô đơn của một con người bị tách khỏi đồng loại:
Chao ơi! Ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời!
Trong cảnh cô đơn tuyệt vọng ấy, nhà thơ khao khát đón nhận những tín hiệu yêu thương cứu giúp của mọi người:
Sao trìu mến thân yêu đâu vắng cả
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai...
Hoặc:
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy ngàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương lòng.
(Duyên kỳ ngộ)
Hoặc:
Còn em, sao chẳng hay gì cả...
Xin để tang anh đến vạn ngày!
(Trút linh hồn)
Trong nền thơ ca Việt nam cổ kim, thơ Hàn là khúc bi ca, là bản tường trình đầy đủ, sâu sắc, khúc chiết và da diết vào bậc nhất về số phận của con người. Đó chính là thứ thơ huyết lệ được diễn đạt bởi một nghệ thuật cao vời, kỳ tuyệt. Chính vì thế thơ Hàn Mặc Tử đã thấm sâu vào não tuỷ của chúng ta, mãi còn lay động tâm hồn chúng ta. Thơ Hàn Mặc Tử là thứ thơ mẫu mực khó bắt chước, đáng để cho các nhà thơ đời sau ngưỡng mộ và học tập.
Về nghệ thuật, thơ Hàn Mặc Tử là ngôi sao sáng chói trên nền trời của thơ ca Việt nam. Rất ít nhà thơ viết được những câu thơ kinh nhân (Làm kinh hoàng người ta - Đỗ Phủ) như ông.
Sau khi nhanh chóng rời bỏ trường phái thơ cổ điển, Hàn Mặc Tử dồn tất cả tinh lực cho Thơ Mới, và chỉ vẻn vẹn trong khoảng ba năm trời, ông đã đạt tới cực đỉnh của thơ mới. Một nghệ thuật đặc sắc - nghệ thuật thơ 'Điên" - đã ra đời để chuyển tải cái nội dung sâu sắc, gay gắt mà phức tạp mà Hàn Mặc tử muốn thét lên trong những phút "nhập Thần", trong những cơn yêu đương, đau đớn, oán hận điên cuồng. Đó chính là những câu thơ "thần bút" mà một người thường không bao giờ viết nổi.
Hàn Mặc Tử đã khai thác tất cả những tinh hoa của tiếng Việt vốn giàu ý tứ, giầu sắc thái và nhạc tính, đặt những từ thuần Việt ấy đúng chỗ và thổi sinh khí cho chúng, tạo nên những câu thơ kì lạ và tuyệt diệu, làm chấn động tâm trí người đọc:
Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Tôi toan hớp cả ráng trời
Tôi toan đớp cả tiếng cười trong khe.
Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi.
Ta đi thuyền trên mặt nước lòng ta
Ta cắm thuyền chính giữ vũng hồn ta!
Những câu thơ như vậy của Hàn Mặc Tử đã để lại những vết cháy bỏng, những vầng sáng vĩnh viến trong tâm trí chúng ta.
Bằng tài năng xuất chúng, dưới áp lực của định mệnh cực kì nghiệt ngã, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời một di sản quí báu với nhiều bài thơ " thần bút". Nhà thơ cho chúng ta thấy tầm vóc siêu việt biết bao mà con người có thể và cần phải đạt tới. Đồng thời cuộc đời và thơ Hàn Mặc tử gợi mở về một lối sống không phải chỉ có phần "xác" mà còn có phần " hồn" ngàn lần kì diệu hơn.
Nguồn: vanhoc.xitrum.net
Chế Lan Viên, thi sĩ của trí tuệ
Thu Hoa
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920. Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc đông đảo người đọc ngay từ khi mới 16, 17 tuổi nhưng suốt trong những năm sống, làm việc và sáng tác hầu như không ngừng, không nghỉ của mình, ngay cả sau lúc đi xa vào ngày 24/6/1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc với bạn đọc hôm nay. Và chắc chắn cả mai sau về năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú và ẩn chứa nhiều điều chưa thể khám phá hết về cuộc đời và thơ văn của ông.
Chế Lan Viên có một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Với tác phẩm đầu tay là tập Điêu tàn, Chế Lan Viên nghiễm nhiên trở thành kiện tướng của phong trào thơ mới - cuộc cách mạng lớn trong thơ ca Việt Nam thế kỷ 20. Sau năm 1945, Chế Lan Viên viết Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Hoa trước Lăng Người, Hoa trên đá. Với những tập thơ này, Chế Lan Viên đã chuyển ngòi bút sầu đau, điên cuồng, hư vô, siêu hình trong Điêu tàn sang những vần thơ giàu tư tưởng, triết lý sâu sắc, mới mẻ, khoẻ mạnh.
Suốt cả cuộc đời, Chế Lan Viên đã viết đến hơn 10 tập thơ, làm nên một đời thơ vạm vỡ, bề thế. Đó là chưa kể hơn 600 bài thơ trong các tập Di cảo xuất bản sau khi Chế Lan Viên mất mà theo các nhà nghiên cứu văn học, chỉ riêng Di cảo cũng đủ làm nên một tầm vóc thơ ca lớn.
Điều đáng nói là để có thể sống và sáng tác văn học nghệ thuật thì hầu như ai cũng cần phải có được sự tổng hoà của 3 yếu tố: trí, tâm, tài đến mức cần thiết.
Nhưng với Chế Lan Viên thì các yếu tố này đều quá lớn, quá sắc sảo và nhạy cảm. Điều đó khiến cho thơ Chế Lan Viên phong phú về mặt nội dung. Biên độ cảm xúc của ông rất rộng, đề tài thơ ông viết là muôn mặt của cuộc đời. Có khi ông nghe thấy những biến động nhỏ bé của tâm hồn con người trong những tình cảm riêng tư nhưng ông cũng chia sẻ kịp thời những tình cảm rộng của toàn dân tộc. Chế Lan Viên cũng rất phong phú về giọng điệu. Nhà thơ Vũ Quần Phương, người đã dày công nghiên cứu các tác phẩm của Chế Lan Viên nói về điều này như sau: "Có lúc thơ ông thầm thì trò chuyện, nói tiếng thở dài trong một câu thơ ngắn, lúc ông sang sảng hùng biện, thơ âm vang như cáo, như hịch, lúc mát mẻ lạnh lùng trong kiểu thơ ngụ ngôn, lúc bừng bừng giận giữ trong hơi thơ đả kích, khi thâm trầm ung dung như người thoát tục nhìn hoa đại, hoa sen. Cái phong phú ấy trong thơ hiện đại chưa ai bằng Chế Lan Viên".
Chế Lan Viên cũng là người phong phú trong hình thức biểu hiện. Ông là người tích cực bậc nhất trong việc tìm tòi đổi mới dáng vẻ câu thơ và bài thơ thế kỷ 20. Bạn đọc khó có thể tìm được câu thơ nào dễ dãi trong thi phẩm của Chế Lan Viên. Ông hàm xúc trong tứ tuyệt và ông còn mở rộng câu thơ để ôm lấy hiện thực. Ông sáng tạo nhiều cách ngắt nhịp, nhiều kiểu qua hàng, nhiều lối buông vần cho phù hợp với cảm xúc nội tâm.
Chế Lan Viên là một tài năng chín sớm. Ông kế thừa tinh hoa của thi ca phương Đông như thơ Đường, thơ Tống rồi thi ca phương Tây như thơ lãng mạn, thơ hiện thực. Ông có ý thức sâu sắc về vai trò nhà thơ trong đời sống hiện thực. Chế Lan Viên chính luận, Chế Lan Viên triết lý, Chế Lan Viên trữ tình nhưng tất cả đều thống nhất từ nguồn cảm xúc lớn nhất là cảm xúc trách nhiệm với cộng đồng, với dân tộc của ông.
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920. Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc đông đảo người đọc ngay từ khi mới 16, 17 tuổi nhưng suốt trong những năm sống, làm việc và sáng tác hầu như không ngừng, không nghỉ của mình, ngay cả sau lúc đi xa vào ngày 24/6/1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc với bạn đọc hôm nay. Và chắc chắn cả mai sau về năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú và ẩn chứa nhiều điều chưa thể khám phá hết về cuộc đời và thơ văn của ông.
Chế Lan Viên có một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Với tác phẩm đầu tay là tập Điêu tàn, Chế Lan Viên nghiễm nhiên trở thành kiện tướng của phong trào thơ mới - cuộc cách mạng lớn trong thơ ca Việt Nam thế kỷ 20. Sau năm 1945, Chế Lan Viên viết Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường - Chim báo bão, Hoa trước Lăng Người, Hoa trên đá. Với những tập thơ này, Chế Lan Viên đã chuyển ngòi bút sầu đau, điên cuồng, hư vô, siêu hình trong Điêu tàn sang những vần thơ giàu tư tưởng, triết lý sâu sắc, mới mẻ, khoẻ mạnh.
Suốt cả cuộc đời, Chế Lan Viên đã viết đến hơn 10 tập thơ, làm nên một đời thơ vạm vỡ, bề thế. Đó là chưa kể hơn 600 bài thơ trong các tập Di cảo xuất bản sau khi Chế Lan Viên mất mà theo các nhà nghiên cứu văn học, chỉ riêng Di cảo cũng đủ làm nên một tầm vóc thơ ca lớn.
Điều đáng nói là để có thể sống và sáng tác văn học nghệ thuật thì hầu như ai cũng cần phải có được sự tổng hoà của 3 yếu tố: trí, tâm, tài đến mức cần thiết.
Nhưng với Chế Lan Viên thì các yếu tố này đều quá lớn, quá sắc sảo và nhạy cảm. Điều đó khiến cho thơ Chế Lan Viên phong phú về mặt nội dung. Biên độ cảm xúc của ông rất rộng, đề tài thơ ông viết là muôn mặt của cuộc đời. Có khi ông nghe thấy những biến động nhỏ bé của tâm hồn con người trong những tình cảm riêng tư nhưng ông cũng chia sẻ kịp thời những tình cảm rộng của toàn dân tộc. Chế Lan Viên cũng rất phong phú về giọng điệu. Nhà thơ Vũ Quần Phương, người đã dày công nghiên cứu các tác phẩm của Chế Lan Viên nói về điều này như sau: "Có lúc thơ ông thầm thì trò chuyện, nói tiếng thở dài trong một câu thơ ngắn, lúc ông sang sảng hùng biện, thơ âm vang như cáo, như hịch, lúc mát mẻ lạnh lùng trong kiểu thơ ngụ ngôn, lúc bừng bừng giận giữ trong hơi thơ đả kích, khi thâm trầm ung dung như người thoát tục nhìn hoa đại, hoa sen. Cái phong phú ấy trong thơ hiện đại chưa ai bằng Chế Lan Viên".
Chế Lan Viên cũng là người phong phú trong hình thức biểu hiện. Ông là người tích cực bậc nhất trong việc tìm tòi đổi mới dáng vẻ câu thơ và bài thơ thế kỷ 20. Bạn đọc khó có thể tìm được câu thơ nào dễ dãi trong thi phẩm của Chế Lan Viên. Ông hàm xúc trong tứ tuyệt và ông còn mở rộng câu thơ để ôm lấy hiện thực. Ông sáng tạo nhiều cách ngắt nhịp, nhiều kiểu qua hàng, nhiều lối buông vần cho phù hợp với cảm xúc nội tâm.
Chế Lan Viên là một tài năng chín sớm. Ông kế thừa tinh hoa của thi ca phương Đông như thơ Đường, thơ Tống rồi thi ca phương Tây như thơ lãng mạn, thơ hiện thực. Ông có ý thức sâu sắc về vai trò nhà thơ trong đời sống hiện thực. Chế Lan Viên chính luận, Chế Lan Viên triết lý, Chế Lan Viên trữ tình nhưng tất cả đều thống nhất từ nguồn cảm xúc lớn nhất là cảm xúc trách nhiệm với cộng đồng, với dân tộc của ông.
"Cái thuở ban đầu" của Nguyễn Bính
Trần Văn Tư
(Nhớ và ghi theo lời kể của Nguyễn Bính vào một ngày đầu xuân Giáp Thìn 1964 tại làng Thiện Vịnh quê ông)
Sau khi rít một hơi thuốc lào, nhả làn khói xanh mờ ra hiên, nhìn sâu vào mắt tôi, với nụ cười tủm tỉm, Nguyễn Bính bắt đầu nói với giông mộc mạc, chân tình: "Ông đừng băn khoăn gì cả, lúc càng buồn, ta càng nên nói chuyện vui, chứ cái anh cứ để cho nỗi buồn chồng chất lên người, nhất định sẽ chết sớm. Mà đời người thì "ngắn chẳng tày gang", cớ gì cứ tự đầu độc mình? Ông muốn biết mình yêu từ khi nào hử?". Nguyễn Bính nhấp một ngụm trà đặc, e hèm một tiếng, đôi mắt xa xăm như đang dõi về những năm tháng xa mờ của đời mình. Giọng ông trầm xuống, chậm rãi:
"Làng Vân Cát quê mình có Hội Phủ Giày thật tuyệt, từ bé mình đã mê những sắc màu xanh đỏ tím vàng của lễ hội tưng bừng, mê hát chầu văn, mê những buổi lên đồng của các con nhang đệ tử, mê quá nên nhiều khi quên cả về nhà. Có thể nói màu sắc âm thanh của lễ hội mãi về sau vẫn còn ám vào thơ mình, gợi lên cái hương vị hồn quê. Năm ấy mình mười bốn tuổi, đầu tháng Ba Âm Lịch về chơi hội, mưa bay cuối xuân đưa chân phơi phới, đang ngồi xem hầu bóng, chợt thấy một cô gái chắc cũng ang áng tuổi mình, mặc áo cánh sen, thắt lưng hoa lý, chít vành khăn nhung, thà chiếc đuôi gà sau gáy, dáng dong dỏng cao, bước đi thanh thoát, y như vừa bước ra từ một bức tranh tố nữ. Người đi bên cô dáng chừng là mẹ, mặt phúc hậu, miệng luôn lẩm nhẩm như tụng kinh. Mình vội đi theo, khi đi ngang qua, nhìn khuôn mặt trái xoan của cô, nước da trắng hồng, mình ngơ ngẩn cả người. Cả buổi ấy, mình cứ đi theo mẹ con cô, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn, đôi khi ghé sát bên cô, mong được cô nhìn đến, nhưng cô gái dịu dàng mà nghiêm trang quá, chỉ có một lần đuôi con mắt cô khẽ chạm vào cái nhìn của mình rồi quay vội đi. Phủ ở giữa, một bên chùa, một bên đền, khách thập phương nối nhau đi từng dòng, khói hương chỗ mịt mù, nơi thoang thoảng, mọi thứ đối với mình đều như mơ hồ, chỉ có bóng cô gái là không rời khỏi mắt mình.
Mình theo riết cô ấy từ Phủ Giầy (làng Vân Cát) sang Phủ chính (làng Tiên Hương), đến ngày thứ tư thì lén giúi vào tay cô mấy câu thơ, đến nay vẫn chưa quên:
Em ở cõi trần hay cõi tiên
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc thánh dâng người một trái tim
Hồi hộp và vui sướng nhất là cô nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy, mắt cô ngó lơ nơi khác, chà "Giai nhân thông thái tự sinh thành!". Chiều ngày thứ năm (lễ hội diễn ra trong mười ngày), trong khi mẹ cô đang say sưa với phiên hầu bóng của một đồng cô nổi tiếng là múa đẹp, cô gái lẻn bước ra ngoài. Cơ hội ngàn vàng đến với mình, mình theo bén gót ra cửa phủ. Chợt cô dừng lại nói như bâng quơ: "Mai về Mỹ Trọng rồi!" (Mỹ Trọng nay thuộc Nam Định, lúc ấy là một làng ngoạy thành). Mình đánh bạo nắm lấy bàn tay cô nhưng cô rụt lại, quay nhanh vào chỗ hầu bóng. Một cảm xúc bồi hồi dâng lên trong lòng mình, hiểu rằng hình ảnh của cô đã in vào tâm khảm của mình rồi ! Hôm sau mình quyết chí theo mẹ con cô về tận Mỹ Trọng. Nhà cô ở gần một cái chợ, vào loại khá giả, có năm người con, cô thứ tư, chưa hề được đi học nhưng nhờ người anh dạy chữ quốc ngữ nên cũng biết đọc biết viết. Mình trao đổi những bức thư ngắn ngủi với cô, được gặp cô mấy lần ở chợ, biết tên cô là Ngọc Lan. Mỗi lần được gặp, về nhà lại cắm đầu làm thơ, xao nhãng cả việc học hành, bị ông anh Trúc Đường mắng mấy lần nhưng vẫn không chừa. Chừng ba tháng sau thì người tiên biến mất: Bố mẹ cô bán nhà chuyển đi nơi khác, cô không kịp báo, thế là "bóng chim tăm cá", mình bị hụt hẫng, chao đảo mất một thời gian.
Rồi sóng gió cuộc đời xô dạt, rung cảm của con tim thuở 14, 15 tưởng như gió thoảng hương bay. Nào ngờ cái màu áo cánh sen, thắt lưng hoa lý ấy cứ đeo đẳng bên lòng, đến nỗi từ ấy đến giờ, hễ cứ thoảng mùi hương khói, trong tâm thức mình lại hiện lên hình ảnh cô thiếu nữ yêu kiều trẩy Hội Phủ Giầy, lòng không khỏi bâng khuâng tiếc nhớ những ngày tươi đẹp!".
(Theo Kiến Thức Ngày Nay)
(Nhớ và ghi theo lời kể của Nguyễn Bính vào một ngày đầu xuân Giáp Thìn 1964 tại làng Thiện Vịnh quê ông)
Sau khi rít một hơi thuốc lào, nhả làn khói xanh mờ ra hiên, nhìn sâu vào mắt tôi, với nụ cười tủm tỉm, Nguyễn Bính bắt đầu nói với giông mộc mạc, chân tình: "Ông đừng băn khoăn gì cả, lúc càng buồn, ta càng nên nói chuyện vui, chứ cái anh cứ để cho nỗi buồn chồng chất lên người, nhất định sẽ chết sớm. Mà đời người thì "ngắn chẳng tày gang", cớ gì cứ tự đầu độc mình? Ông muốn biết mình yêu từ khi nào hử?". Nguyễn Bính nhấp một ngụm trà đặc, e hèm một tiếng, đôi mắt xa xăm như đang dõi về những năm tháng xa mờ của đời mình. Giọng ông trầm xuống, chậm rãi:
"Làng Vân Cát quê mình có Hội Phủ Giày thật tuyệt, từ bé mình đã mê những sắc màu xanh đỏ tím vàng của lễ hội tưng bừng, mê hát chầu văn, mê những buổi lên đồng của các con nhang đệ tử, mê quá nên nhiều khi quên cả về nhà. Có thể nói màu sắc âm thanh của lễ hội mãi về sau vẫn còn ám vào thơ mình, gợi lên cái hương vị hồn quê. Năm ấy mình mười bốn tuổi, đầu tháng Ba Âm Lịch về chơi hội, mưa bay cuối xuân đưa chân phơi phới, đang ngồi xem hầu bóng, chợt thấy một cô gái chắc cũng ang áng tuổi mình, mặc áo cánh sen, thắt lưng hoa lý, chít vành khăn nhung, thà chiếc đuôi gà sau gáy, dáng dong dỏng cao, bước đi thanh thoát, y như vừa bước ra từ một bức tranh tố nữ. Người đi bên cô dáng chừng là mẹ, mặt phúc hậu, miệng luôn lẩm nhẩm như tụng kinh. Mình vội đi theo, khi đi ngang qua, nhìn khuôn mặt trái xoan của cô, nước da trắng hồng, mình ngơ ngẩn cả người. Cả buổi ấy, mình cứ đi theo mẹ con cô, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn, đôi khi ghé sát bên cô, mong được cô nhìn đến, nhưng cô gái dịu dàng mà nghiêm trang quá, chỉ có một lần đuôi con mắt cô khẽ chạm vào cái nhìn của mình rồi quay vội đi. Phủ ở giữa, một bên chùa, một bên đền, khách thập phương nối nhau đi từng dòng, khói hương chỗ mịt mù, nơi thoang thoảng, mọi thứ đối với mình đều như mơ hồ, chỉ có bóng cô gái là không rời khỏi mắt mình.
Mình theo riết cô ấy từ Phủ Giầy (làng Vân Cát) sang Phủ chính (làng Tiên Hương), đến ngày thứ tư thì lén giúi vào tay cô mấy câu thơ, đến nay vẫn chưa quên:
Em ở cõi trần hay cõi tiên
Phủ đền nhang khói nức hương em
Xin đi chầm chậm cho theo với
Lộc thánh dâng người một trái tim
Hồi hộp và vui sướng nhất là cô nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy, mắt cô ngó lơ nơi khác, chà "Giai nhân thông thái tự sinh thành!". Chiều ngày thứ năm (lễ hội diễn ra trong mười ngày), trong khi mẹ cô đang say sưa với phiên hầu bóng của một đồng cô nổi tiếng là múa đẹp, cô gái lẻn bước ra ngoài. Cơ hội ngàn vàng đến với mình, mình theo bén gót ra cửa phủ. Chợt cô dừng lại nói như bâng quơ: "Mai về Mỹ Trọng rồi!" (Mỹ Trọng nay thuộc Nam Định, lúc ấy là một làng ngoạy thành). Mình đánh bạo nắm lấy bàn tay cô nhưng cô rụt lại, quay nhanh vào chỗ hầu bóng. Một cảm xúc bồi hồi dâng lên trong lòng mình, hiểu rằng hình ảnh của cô đã in vào tâm khảm của mình rồi ! Hôm sau mình quyết chí theo mẹ con cô về tận Mỹ Trọng. Nhà cô ở gần một cái chợ, vào loại khá giả, có năm người con, cô thứ tư, chưa hề được đi học nhưng nhờ người anh dạy chữ quốc ngữ nên cũng biết đọc biết viết. Mình trao đổi những bức thư ngắn ngủi với cô, được gặp cô mấy lần ở chợ, biết tên cô là Ngọc Lan. Mỗi lần được gặp, về nhà lại cắm đầu làm thơ, xao nhãng cả việc học hành, bị ông anh Trúc Đường mắng mấy lần nhưng vẫn không chừa. Chừng ba tháng sau thì người tiên biến mất: Bố mẹ cô bán nhà chuyển đi nơi khác, cô không kịp báo, thế là "bóng chim tăm cá", mình bị hụt hẫng, chao đảo mất một thời gian.
Rồi sóng gió cuộc đời xô dạt, rung cảm của con tim thuở 14, 15 tưởng như gió thoảng hương bay. Nào ngờ cái màu áo cánh sen, thắt lưng hoa lý ấy cứ đeo đẳng bên lòng, đến nỗi từ ấy đến giờ, hễ cứ thoảng mùi hương khói, trong tâm thức mình lại hiện lên hình ảnh cô thiếu nữ yêu kiều trẩy Hội Phủ Giầy, lòng không khỏi bâng khuâng tiếc nhớ những ngày tươi đẹp!".
(Theo Kiến Thức Ngày Nay)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
8/4/2013, 7:28 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/9/2012, 3:50 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook, viết app (ứng dụng) Facebook giá rẻ
25/6/2012, 1:38 pm by nhokbmt
» Trường Nhật Ngữ Top Globis Khai Giảng Khóa Mới Vào Tháng 06.2012
15/5/2012, 6:14 pm by nguyentuvi
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)
4/3/2012, 9:38 am by nhokbmt
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)
28/2/2012, 9:40 am by nhokbmt
» Học tiếng Nhật - Top Globis
25/11/2011, 4:36 pm by nguyentuvi
» Giấy các loại giá rẻ Couche, Dulex, Ivory, …v..v..
22/11/2011, 9:10 am by nhokbmt
» Trải nghiệm xuất gia gieo duyên
23/9/2011, 11:24 pm by HUY_COC