Latest topics
Tìm kiếm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 13 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 13 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 180 người, vào ngày 23/10/2024, 1:58 pm
Màu trắng trong văn hóa Việt
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Màu trắng trong văn hóa Việt
Trà Lan
Khiêm tốn, giản dị và nhẹ nhàng, màu trắng và những tà áo trắng thanh khiết luôn có một chỗ đứng riêng trong cuộc sống và văn hóa của người Việt, dù giữa chốn sang trọng, quyền quý hay len lỏi trong đời thường của giới bình dân…
Màu trắng là hiện thân của những gì trong sáng, quý báu nhất trong tâm thức của người Việt Nam. Thế nên, bao nhiêu người dân đất Việt xưa vẫn thuộc lòng câu ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng/Nhị vàng, bông trắng, lá xanh/Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sắc trắng như nổi bật lên giữa câu ca dao ấy. Một bông sen trắng chính là hình ảnh những con người Việt Nam từ ngàn xưa muốn nói về mình: giản dị, hiền lành, trong sáng nhưng cũng vô cùng cao quý, tươi tắn, đẹp hơn mọi vẻ đẹp ở đời.
Vì sao người Việt lại chuộng màu trắng thế? Đừng quên Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với hầu hết ngày trong năm nóng như đổ lửa. Vì thế, ngay từ những ngày tháng còn chưa biết gì về “bức xạ nhiệt”, bằng kinh nghiệm của mình, người Việt Nam đã biết tìm đến màu trắng để làm dịu mát đi những buổi trưa hè. Thấy một bóng áo trắng là như thấy dịu cả lòng, cái nắng chang chang dường như vơi đâu mất. Chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ nên bức tranh sơn dầu “Thiếu nữ bên hoa huệ” tuyệt diệu. Chỉ một thiếu nữ với tà áo dài trắng ngần, nghiêng đầu sang phía lọ huệ tây trắng giản đơn, thế mà cả bức tranh sáng lên một sự dịu mát đến lạ thường.
Xuôi dòng lịch sử, sẽ không khó để nhận ra rằng màu trắng, trang phục trắng đã được gắn kết với cuộc sống của người Việt ta trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ hình ảnh những sĩ tử lều chõng đi thi trong thời phong kiến, giữa những sắc vàng, xanh, và đỏ của cờ hội, nổi lên sắc trắng của những bộ trang phục “hí trường”, thể hiện sự trang nghiêm của một cuộc tranh tài tri thức, sự tôn trọng đối với bạn đồng môn, với ban khảo thí, nhưng cũng là thể hiện sự khiêm tốn, chỉn chu của những “ông nghè” tương lai… Màu trắng còn được bắt gặp trên những bộ trang phục của giới phong lưu, giàu có ở những năm nửa đầu thế kỷ trước, với áo dài, áo bà ba của quý bà, quý cô may bằng thứ lụa Hà Đông trắng mát lạnh; hay những bộ áo the, đồ vest của quý ông, quý cậu may bằng lớp vải tơ, vải đũi Hội An trắng cao sang. Và cũng vì thế, cho đến tận bây giờ, “cú pháp điện ảnh” mà các nhà đạo diễn thường sử dụng để mô tả sự thịnh vượng hay sang trọng của cuộc sống thượng lưu thời bấy giờ, cũng vẫn là những bối cảnh phim, những trang phục diễn viên với màu chủ đạo là trắng.
Xã hội dần hiện đại hơn, cuộc sống đầy đủ hơn, người ta có nhiều chọn lựa giữa vô vàn sắc màu tím, vàng, xanh, đỏ… Nhưng dường như màu trắng đã ăn sâu vào tâm thức, nên ở mỗi cột mốc hay sự kiện quan trọng nhất trong đời, người ta vẫn thích tìm đến màu trắng như sắc màu đem lại cảm giác bình yên, tự tin, và đầy hy vọng.
Vẫn chỉ đơn giản là màu trắng và sắc độ tinh khiết tự thân vốn có, nhưng có thể tạo ra nét lịch lãm, tao nhã cho bộ trang phục, và cho cả người mặc nó. Màu trắng hiện diện trên những tấm áo đồng phục học sinh ở các cấp học, từ áo sơ-mi trắng của học trò cấp một, hay tà áo dài trắng của những thiếu nữ trung học; mộc mạc, đơn giản nhưng không kém phần nghiêm trang, như để nhắc nhở và rèn giũa cho các cô cậu tuổi “đèn sách” về tác phong, nền nếp, ý thức chuẩn bị cho tương lai sau này. Màu trắng cũng hiện diện trên rất nhiều trang phục của các chính khách trong những buổi phỏng vấn trang trọng, những sự kiện mang tính quốc gia, hay ở những bối cảnh quan trọng trong cuộc sống đời thường của người Việt. Dường như ai cũng muốn dùng màu trắng để thể hiện sự đơn giản, khiêm tốn nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng cũng như sự tôn trọng của mình đối với mọi người và môi trường xung quanh.
Màu trắng đã vượt cả không gian và thời gian, để trở thành một sắc màu riêng biệt, thể hiện được nét tinh túy mộc mạc và đầy chất nhân văn của nền văn hóa Việt Nam.
Nguồn: http://www.tin247.com
Khiêm tốn, giản dị và nhẹ nhàng, màu trắng và những tà áo trắng thanh khiết luôn có một chỗ đứng riêng trong cuộc sống và văn hóa của người Việt, dù giữa chốn sang trọng, quyền quý hay len lỏi trong đời thường của giới bình dân…
Màu trắng là hiện thân của những gì trong sáng, quý báu nhất trong tâm thức của người Việt Nam. Thế nên, bao nhiêu người dân đất Việt xưa vẫn thuộc lòng câu ca dao: “Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng/Nhị vàng, bông trắng, lá xanh/Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sắc trắng như nổi bật lên giữa câu ca dao ấy. Một bông sen trắng chính là hình ảnh những con người Việt Nam từ ngàn xưa muốn nói về mình: giản dị, hiền lành, trong sáng nhưng cũng vô cùng cao quý, tươi tắn, đẹp hơn mọi vẻ đẹp ở đời.
Vì sao người Việt lại chuộng màu trắng thế? Đừng quên Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với hầu hết ngày trong năm nóng như đổ lửa. Vì thế, ngay từ những ngày tháng còn chưa biết gì về “bức xạ nhiệt”, bằng kinh nghiệm của mình, người Việt Nam đã biết tìm đến màu trắng để làm dịu mát đi những buổi trưa hè. Thấy một bóng áo trắng là như thấy dịu cả lòng, cái nắng chang chang dường như vơi đâu mất. Chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ nên bức tranh sơn dầu “Thiếu nữ bên hoa huệ” tuyệt diệu. Chỉ một thiếu nữ với tà áo dài trắng ngần, nghiêng đầu sang phía lọ huệ tây trắng giản đơn, thế mà cả bức tranh sáng lên một sự dịu mát đến lạ thường.
Xuôi dòng lịch sử, sẽ không khó để nhận ra rằng màu trắng, trang phục trắng đã được gắn kết với cuộc sống của người Việt ta trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ hình ảnh những sĩ tử lều chõng đi thi trong thời phong kiến, giữa những sắc vàng, xanh, và đỏ của cờ hội, nổi lên sắc trắng của những bộ trang phục “hí trường”, thể hiện sự trang nghiêm của một cuộc tranh tài tri thức, sự tôn trọng đối với bạn đồng môn, với ban khảo thí, nhưng cũng là thể hiện sự khiêm tốn, chỉn chu của những “ông nghè” tương lai… Màu trắng còn được bắt gặp trên những bộ trang phục của giới phong lưu, giàu có ở những năm nửa đầu thế kỷ trước, với áo dài, áo bà ba của quý bà, quý cô may bằng thứ lụa Hà Đông trắng mát lạnh; hay những bộ áo the, đồ vest của quý ông, quý cậu may bằng lớp vải tơ, vải đũi Hội An trắng cao sang. Và cũng vì thế, cho đến tận bây giờ, “cú pháp điện ảnh” mà các nhà đạo diễn thường sử dụng để mô tả sự thịnh vượng hay sang trọng của cuộc sống thượng lưu thời bấy giờ, cũng vẫn là những bối cảnh phim, những trang phục diễn viên với màu chủ đạo là trắng.
Xã hội dần hiện đại hơn, cuộc sống đầy đủ hơn, người ta có nhiều chọn lựa giữa vô vàn sắc màu tím, vàng, xanh, đỏ… Nhưng dường như màu trắng đã ăn sâu vào tâm thức, nên ở mỗi cột mốc hay sự kiện quan trọng nhất trong đời, người ta vẫn thích tìm đến màu trắng như sắc màu đem lại cảm giác bình yên, tự tin, và đầy hy vọng.
Vẫn chỉ đơn giản là màu trắng và sắc độ tinh khiết tự thân vốn có, nhưng có thể tạo ra nét lịch lãm, tao nhã cho bộ trang phục, và cho cả người mặc nó. Màu trắng hiện diện trên những tấm áo đồng phục học sinh ở các cấp học, từ áo sơ-mi trắng của học trò cấp một, hay tà áo dài trắng của những thiếu nữ trung học; mộc mạc, đơn giản nhưng không kém phần nghiêm trang, như để nhắc nhở và rèn giũa cho các cô cậu tuổi “đèn sách” về tác phong, nền nếp, ý thức chuẩn bị cho tương lai sau này. Màu trắng cũng hiện diện trên rất nhiều trang phục của các chính khách trong những buổi phỏng vấn trang trọng, những sự kiện mang tính quốc gia, hay ở những bối cảnh quan trọng trong cuộc sống đời thường của người Việt. Dường như ai cũng muốn dùng màu trắng để thể hiện sự đơn giản, khiêm tốn nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng cũng như sự tôn trọng của mình đối với mọi người và môi trường xung quanh.
Màu trắng đã vượt cả không gian và thời gian, để trở thành một sắc màu riêng biệt, thể hiện được nét tinh túy mộc mạc và đầy chất nhân văn của nền văn hóa Việt Nam.
Nguồn: http://www.tin247.com
tecahat- Admin
- Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 59
Đến từ : Cam Ranh
Similar topics
» VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
» Shop Thời Trang, Thời Trang giành cho teen, Áo Thun, Áo Sơ mi, quần tây, áo khoác, áo
» Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam
» Làng gốm Bát Tràng
» Áo dài truyền thống Việt Nam
» Shop Thời Trang, Thời Trang giành cho teen, Áo Thun, Áo Sơ mi, quần tây, áo khoác, áo
» Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam
» Làng gốm Bát Tràng
» Áo dài truyền thống Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
8/4/2013, 7:28 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/9/2012, 3:50 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook, viết app (ứng dụng) Facebook giá rẻ
25/6/2012, 1:38 pm by nhokbmt
» Trường Nhật Ngữ Top Globis Khai Giảng Khóa Mới Vào Tháng 06.2012
15/5/2012, 6:14 pm by nguyentuvi
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)
4/3/2012, 9:38 am by nhokbmt
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)
28/2/2012, 9:40 am by nhokbmt
» Học tiếng Nhật - Top Globis
25/11/2011, 4:36 pm by nguyentuvi
» Giấy các loại giá rẻ Couche, Dulex, Ivory, …v..v..
22/11/2011, 9:10 am by nhokbmt
» Trải nghiệm xuất gia gieo duyên
23/9/2011, 11:24 pm by HUY_COC