DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 75 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 75 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 180 người, vào ngày 23/10/2024, 1:58 pm

Thuyết ngũ hành

Go down

Thuyết ngũ hành Empty Thuyết ngũ hành

Bài gửi  tecahat 23/10/2009, 7:56 pm

Thế nào là âm dương, ngũ hành?
1. Thế nào là "Âm dương"?

Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.

2. Thế nào là "Ngũ hành"?

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. Để giúp các bạn dể nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, chúng tôi nêu thí dụ mộc mạc đơn giản theo vần thơ như sau:

Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)

Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)

Thuyết âm dương

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.
Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
(Trích "Cây thuốc vị thuốc VN." của Đỗ tất Lợi)

Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.
Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên.
Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên.
Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay.
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liênhệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái.
Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.

Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.
Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

Quy luật chế hoá ngũ hành là:

Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.

Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.

Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trongthiên nhiên.

Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.

Ngũ hành Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
tecahat
tecahat
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 59
Đến từ : Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Thuyết ngũ hành Empty Thiên can, địa chi là gì?

Bài gửi  tecahat 23/10/2009, 7:57 pm

1. Mười thiên can: Theo thứ tự từ 1 đến 10 là:

Giáp(1), ất (2), bính (3), đinh(4), mậu (5) kỷ (6), canh(7), tân (Cool, nhâm (9), quí (10).
- Số lẻ là dương can (giáp, bính mậu, canh, nhâm)
- Số chẵn là âm (ất, đinh, kỷ, tân, quí)
- Ngày lẻ (dương can) là ngày cương (đối ngoại)
- Ngày chẵn (âm can) là ngày cương (đối nội)
- Những cặp đối xung: Giáp và kỷ, ất và canh, bính và tân, đinh và nhâm, mậu và quí.

2. Mười hai địa chi:

Theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý (1), sửu (2), dần (3) , mão (4), thìn (5), tỵ (6), ngọ (7), mùi (Cool, thân (9),dậu (10), tuất (11), hợi (12).
-Số lẻ là dương chi chỉ kết hợp với âm can.
- Ví dụ: Giáp tý, canh ngọ....
- Số chẵn là âm chi chỉ kết hợp với âm can

Ví dụ: Tân sửu, quí mùi...

- Những cặp đối xung: Tý và ngọ, sửu và mùi, dần và thân, mão và dậu, thìn và tuất, tị và hợi (nghĩa là hơn kém nhau 6).

- Tương hợp: có hai loại, nhị hợp và tam hợp.

Nhị hợp:
Tý - sửu, Mão - tuất, Tị - thân, Dần- hợi, Thìn- dậu, Ngọ- mùi
Tam hợp:
Thân - tý - thìn, Dần - ngọ- tuất, Hơi- mão - mùi, Tị -dậu - sửu

Như vậy mỗi chi chỉ có một xung (ví dụ tý xung ngọ), ba hợp (ví dụ tý hợp sửu, tý hợp với thân và thìn)
tecahat
tecahat
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 59
Đến từ : Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Thuyết ngũ hành Empty Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Bài gửi  tecahat 23/10/2009, 7:58 pm

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến quí hợi. Từ năm thứ 61 trở lại giáp tý, năm thứ 121,181 ... cũng trở lại giáp tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi chiều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:
0: canh (ví dụ canh tý 1780)
2: nhâm
3: quí
4: giáp
5; ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: bính
7: đinh
8: mậu
9: Kỷ
Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch

Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can- Chi
Chi/ can giáp ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quí
Tý 04 16 28 40 52
Sửu 05 17 29 41 53
Dần 54 06 18 30 42
Mão 55 07 19 31 43
Thìn 44 56 08 20 32
Tỵ 45 57 09 21 33
Ngọ 34 46 58 10 22
Mùi 35 47 59 11 23
Thân 24 36 48 00 12
Dậu 25 37 49 01 13
Tuất 14 26 38 50 02
Hợi 15 27 39 51 03

Tháng: Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng dần, tháng hai là mão, cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là tý, tháng chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).
Tháng giêng của năm có hàng can giáp hoặc kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng bính dần.
Tháng giêng của năm có hàng can bính, tân là tháng canh dần
Tháng giêng của năm có hàng can đinh, nhâm là tháng nhâm dần.
Tháng giêng của năm có hàng can mậu quí là tháng giáp dần
Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

Ngày: ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).

Giờ: một ngày đem có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giờ tý (chính tý lúc 0 giờ). Giờ ngọ (chính ngọ lúc 12 giờ trưa).
Ban ngày tính giờ dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ dậu đến hết giờ sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ tý của ngày hôm sau.

Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:

Tương xung: Có Lục xung hàng chi:
- Tý xung ngọ
- Sửu xung Mùi
- Dần xung Thân
- Mão xung Dậu
- Thìn xung Tuất
- Tị Xung Hợi

Và tứ xung hàng can:
- Giáp xung canh,
- ất xung tân,
- bính xung nhâm,
- đinh xung quí, (mậu kỷ không xung).

Nhưng khi kết hợp lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương hoà, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).

Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) giáp tý xung khắc với tuổi nào?
Tính hàng chi: tý xung ngọ, vậy giáp tý (xung với giáp ngọ, canh ngọ, bính ngọ, nhâm ngọ, và mậu ngọ)
Xem bảng "Kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ hành" ta thấy:
Giáp tý thuộc kim:
Giáp ngọ thuộc kim vì thế tương hoà.
Canh ngọ thuộc thổ, bính ngọ thuộc thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có nhâm ngọ thuộc mộc, mậu ngọ thuộc hoả là tương khắc.

Tính hàng can: Giáp xung canh.
Giáp tý thuộc kim:
Canh tuất, canh thìn đều thuộc kim vì thế tương hoà
Canh tý, canh ngọ đều thuộc thổ đều tương sinh
Chỉ có canh Dần và canh thân thuộc mộc là tương khắc.
Vậy ngày (hoặc tháng năm), giáp tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là nhâm ngọ, mậu ngọ, canh dần, canh thân:

Tương hình: Theo hàng chi có :
- tý và mão (một dương, một âm điều hoà nhau).
- Tỵ và dần thân (tị âm điều hoà được với dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với thìn, ngọ với ngọ.

Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau:
Tý và mùi, sửu và ngọ, dần và tị, mão và thìn, thân và hợi, dậu và tuất.
Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.

-Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).
tecahat
tecahat
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 59
Đến từ : Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Thuyết ngũ hành Empty Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo

Bài gửi  tecahat 23/10/2009, 7:59 pm

Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ hoàng đạo. Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc.

Để chọn ngày hoàng đạo, có thể xem phần "Chọn ngày kén giờ" Phan Kế Bính. Chúng tôi cũng giới thiệu một phương pháp đơn giản giúp bạn không biết chữ Hán cũng có thể tự xem được giờ hoàng đạo.

- Trước hết xem lịch để biết ngày hàng chi là ngày nào (từ tý đến hợi).

Một ngày đêm âm lịch là 12 giờ (2 tiếng đồng hồ là một giờ), bắt đầu là giờ tý (chính là 12 giờ đêm) theo thứ tự : Tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.

Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chhứ 3 chỉ giờ tý, chữ thứ 4 chỉ giờ sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ tý, sửu, dần, mão...xem trong bảng, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ "Đ" thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, ngọc đường, hoàng đạo
tecahat
tecahat
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 59
Đến từ : Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Thuyết ngũ hành Empty Re: Thuyết ngũ hành

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết