Latest topics
Tìm kiếm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 10 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 10 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 180 người, vào ngày 23/10/2024, 1:58 pm
quan điểm của Đảng về dan chủ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
quan điểm của Đảng về dan chủ
GÓP PHẦN TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN CHỦ VÀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dân chủ là một thành quả to lớn của sự phát triển lịch sử của nhân loại vì vậy, phát huy dân chủ trong quá trình đổi mới ở nước ta là đòi hỏi tất yếu của của sự phát triển. Đảng ta coi việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là một trong những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển công cuộc đổi mới của xã hội ta, khâu quan trọng cấp bách hiện nay là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Để việc phát huy sâu rộng quyền làm chủ của nhân dân, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị và liền sau đó là các nghị quyết, nghị định của Quốc hội và Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và quan tâm kịp thời đến vấn đề phát huy dân chủ ở cơ sở. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra không khí cởi mở, dân chủ ở khắp các đơn vị, địa phương.
Có thể nói, vấn đề đẩy mạnh phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất là đẩy mạnh tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, là xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của thực tiễn xã hội. Bởi vậy, nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nó cũng xuất phát từ nhu cầu đổi mới của Đảng, đó là sự đổi mới về đường lối, quan điểm cho phù hợp với bước phát triển mới của thực tiễn xã hội và để định hướng cho những bước phát triển tiếp theo.
Chúng ta tìm hiểu quan điểm của Đảng về dân chủ và thực hiện dân chủ như thế nào trong giai đoạn hiện nay để đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc lợi dụng việc thực hiện dân chủ trong giai đoạn hiện nay.
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta và Nhà nước ta về dân chủ và thực hiện dân chủ
Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ :
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ:
Triết lý cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thiết kế và tổ chức xây dựng một chế độ chính trị cách mạng đầu tiên ở nước ta được tóm tắt trong hai từ dân chủ. Tư tưởng cốt yếu của Người về chế độ dân chủ là: mọi quyền lực đều ở nơi dân; dân là chủ nhân của đất nước (bao gồm lãnh thổ, lãnh hải với mọi nguồn tài nguyên, cùng Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội); dân là chủ thể tối cao của mọi thứ quyền lực trong xã hội.
Theo Người, dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ nhà nước. Tư tưởng này được Người trình bày khái quát trong đoạn văn sau:
Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Có thể nói, sau Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đây là Tuyên ngôn về quyền lực chính trị và bản chất của chế độ chính trị dân chủ nhân dân của nước ta. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã khẳng định bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là đỉnh cao của nền dân chủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhấn mạnh đến năng lực và phẩm chất của tổ chức đảng và đảng viên, đến kỷ luật và trách nhiệm, phương pháp và phong cách công tác của Đảng. Tất cả những điều đó đều xoay quanh một điểm cốt lõi: dựa vào nhân dân để xây dựng, củng cố Đảng; lãnh đạo nhân dân bằng cách vận động, tập hợp, đoàn kết họ; ra sức học hỏi nhân dân và không ngừng tranh đấu cho lợi ích thường ngày và lợi ích lâu dài của họ.
Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong một nước dân chủ. Vai trò đó cũng đồng thời là thẩm quyền và trách nhiệm của họ trong việc tổ chức các cơ quan quyền lực của mình, do mình ủy quyền.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi làm bất cứ việc gì, Đảng và chính quyền cũng phải bàn bạc với nhân dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của họ, cùng với họ đặt kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức họ thi hành. Trong lúc thi hành lại phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích nhân dân; thi hành xong phải cùng với họ kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.
* Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về dân chủ:
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Đảng ta luôn xác định rõ phát huy dân chủ trong xã hội là một nội dung lớn của đường lối cách mạng nhằm phát huy sức mạnh của tòan dân tộc, khẳng định:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ...
Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa nằm trong hệ mục tiêu của đổi mới, thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất thiết phải xây dựng thành công nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh...
Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân được Đảng ta tổng kết là một trong năm bài học lớn của đổi mới.
Đảng ta nhận thức rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phấn đấu cho quyền làm chủ thật sự của nhân dân được thực hiện, nhân dân là chủ thể của quyền lực, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nhà nước là người nhận quyền lực xã hội do nhân dân ủy giao phó để tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, làm điều lợi, tránh điều hại cho dân, chăm lo phát triển sức dân, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì đồng thời cũng có nghĩa vụ của người chủ.
Một nền dân chủ chân chính, tiến bộ và hiện đại bao giờ cũng gắn liền quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm. Đó là quan hệ mật thiết không thể tách rời, nó thấm nhuần trong các quan hệ giữa công dân với Nhà nước, cá nhân với xã hội, thành viên với cộng đồng. Tất cả được luật pháp điều chỉnh, điều tiết, chi phối để dân chủ không biến dạng thành các hành vi phản dân chủ.
Pháp luật, như đã nói, là công cụ đầy hiệu lực của quản lý, bảo đảm cho quyền lực của nhân dân được thực hiện, thông qua sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật không tách rời dân chủ, cũng như không có dân chủ nào ở bên ngoài pháp luật. Đó là một chỉnh thể toàn vẹn. Sự vận động và phát triển lành mạnh của dân chủ đòi hỏi sự hiện diện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó, pháp luật là giới hạn, là hành lang vận động của dân chủ. Mọi tổ chức trong xã hội, mọi công dân và công chức phải hoạt động theo đúng chuẩn mực luật pháp, hợp hiến và hợp pháp. Sự kiểm soát, điều tiết hành vi của mỗi cá nhân cũng như hoạt động của từng tổ chức không chỉ có sự tác động của luật pháp, mà còn được định hướng bởi đạo đức. Điều đó làm nổi bật đặc trưng pháp lý và nhân văn của dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bằng cách đó, đạt được mục tiêu dân chủ sẽ dẫn tới sự phát triển tích cực, lành mạnh của cá nhân và xã hội. Trong các thể chế dân chủ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa dân chủ với tập trung trong nguyên tắc (hay chế độ) tập trung dân chủ của hoạt động chính trị và quan hệ giữa dân chủ với đoàn kết, đồng thuận và hợp tác của cộng đồng xã hội, trong đời sống xã hội là những mối quan hệ nổi bật. Giải quyết đúng các mối quan hệ này sẽ chẳng những làm cho dân chủ thật sự là mục tiêu, mà còn là động lực phát triển. Đó là sự thống nhất và tác động lẫn nhau giữa mục tiêu và động lực của dân chủ.
Trong mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, dân chủ cần có tập trung như một bảo đảm tất yếu, không thể thiếu.
Như vậy, tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với tự do vô chính phủ, tính phân tán, cát cứ, cục bộ địa phương và thói phường hội. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài.
Với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ giữ vững tập trung dân chủ mà Đảng ta là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động, có sức mạnh của tính tổ chức, tính kỷ luật. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tập trung dân chủ sẽ làm tăng hiệu lực của quản lý, nhất là quản lý kinh tế, quản lý các nguồn lực của phát triển.
Với các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, tập trung dân chủ cũng là một đòi hỏi khách quan, tất yếu do mục tiêu thực thi dân chủ và quyền làm chủ của quần chúng quy định.
Trong đời sống xã hội, trong cộng đồng xã hội và dân tộc, đoàn kết để thúc đẩy dân chủ và muốn đoàn kết thật sự thì phải bảo đảm dân chủ. Chỉ có thật sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau thì mới có thể đoàn kết thực tâm, thực lòng vì mục tiêu chung, lợi ích chung.
Chính điều này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng văn hóa dân chủ trong đời sống xã hội để mọi quan hệ ứng xử giữa con người với con người và tổ chức thấm nhuần tinh thần bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, hợp tác để cùng phát triển.
Qua thực tiễn đổi mới, tư duy lý luận của Đảng cũng đã vươn tới những quan điểm mới, mở ra một khả năng và triển vọng tốt đẹp để xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ, trong đó nhân dân là người chủ chân chính của Nhà nước và xã hội, là chủ thể quyền lực. Vấn đề đặt ra là cần phải thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm túc, trước hết là dân chủ trong Đảng, sau đó thực hành dân chủ trong tòan xã hội. Sự phát triển lành mạnh dân chủ trong Đảng chẳng những làm tăng sức mạnh của Đảng, mà còn nêu gương, thúc đẩy dân chủ trong xã hội. Thực hiện dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giải quyết mọi khó khăn. Luận đề tư tưởng quan trọng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ vai trò, mục tiêu và động lực của dân chủ đối với sự phát triển xã hội.
Quan điểm của Đảng ta về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở :
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực đảm bảo thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân mới khơi dậy được tính tích cực, chủ động, tự giác của nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Và chỉ khi ấy, các chủ trương, chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống xã hội, công việc của nhà nước, của xã hội mới trở thành công việc của mọi người và mọi người tham gia thực hiện thì chế độ chính trị mới thực sự có sức mạnh. Điều đó lại diễn ra thường xuyên ở cơ sở.
Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đòan kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đòan thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Ngày 18 – 02 – 1998, Bộ chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30/CT – TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa 10 có Nghị quyết số 45/1998/NQ – UBTVQH ngày 26 – 02 – 1998 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ngày 11 – 05 – 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ – CP về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ” ( được áp dụng đối với cả phường, thị trấn ).
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã theo Nghị định 79 – CP của Chính Phủ ban hành ngày 07 tháng 7 năm 2003 viết:
‘‘ Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế ''Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ''; phát huy chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương, thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân.
Dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc triển khai sâu rộng và đồng bộ quy chế dân chủ ở cơ sở đã thực sự huy động được các nguồn lực, khơi dậy và phát huy được ý chí tinh thần và các nguồn lực vật chất tiềm tàng trong các tầng lớp nhân dân; huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần dân cư, các tổ chức xã hội cùng tiến quân vào mặt trận xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay’’
Thực hiện dân chủ là nhằm bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân; là nhằm bảo đảm nhà nước đem lại quyền lợi mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng... cho nhân dân. Hơn nữa, tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân đều được nhân dân biết, bàn, làm và kiểm tra. Tất cả các nội dung thực thi dân chủ trong xã hội được thể hiện trong luật pháp nhà nước, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, mở rộng dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở dù có xây dựng công phu đến đâu thì cũng không bao giờ chi tiết hoá được hết các cách thức thực hành dân chủ của từng địa phương, cũng như không thể lấy mô hình thực hiện của địa phương này đem áp đặt nó cho địa phương khác. Khó khăn hơn gấp nhiều lần việc ban hành văn bản pháp luật về dân chủ đó là xây dựng nếp sống dân chủ.
Nếp sống dân chủ không đơn thuần chỉ được hiểu là việc tuân theo đúng những gì đã qui định trong qui chế dân chủ, mà đó phải trở thành nhu cầu thường trực, thành hành vi, phong cách của mọi chủ thể thực hiện. Để hình thành nếp sống dân chủ, pháp luật cũng chỉ là một trong nhiều kênh tác động vào ý thức con người, muốn xây dựng nếp sống dân chủ cần chú ý đến các công cụ khác như tuyên truyền qua sách báo, phim ảnh, qua điều lệ của các tổ chức xã hội, đoàn thể, qua các hình thức văn hoá - nghệ thuật, qua hình thức khen thưởng, động viên về vật chất hoặc tinh thần v.v… Không thể có dân chủ thực sự nếu không xây dựng một môi trường, một bầu không khí cởi mở, cạnh tranh lành mạnh, và không biến dân chủ trở thành lực đẩy cho kinh tế, văn hoá -xã hội, an ninh quốc phòng phát triển.
Dân chủ không phải là thứ quà được ban tặng, mọi người chỉ cần giơ tay đón nhận và hưởng thụ. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ dân chủ là sự nghiệp cách mạng, là quá trình đấu tranh không ngừng giữa thực thi dân chủ với vi phạm quyền làm chủ, giữa dân chủ thực với dân chủ hình thức, giữa thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật với các khuynh hướng vô chính phủ, dân chủ cực đoan… Hiện nay, có những cá nhân và thế lực muốn lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định chính trị, phá hoại chế độ dân chủ nhân dân. Chúng ta kiên quyết đấu tranh và vạch trần âm mưu của những kẻ lợi dụng dân chủ, kích động chia rẽ khối đại đòan kết dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta./.
Đào Văn Tín
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dân chủ là một thành quả to lớn của sự phát triển lịch sử của nhân loại vì vậy, phát huy dân chủ trong quá trình đổi mới ở nước ta là đòi hỏi tất yếu của của sự phát triển. Đảng ta coi việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là một trong những nội dung thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển công cuộc đổi mới của xã hội ta, khâu quan trọng cấp bách hiện nay là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Để việc phát huy sâu rộng quyền làm chủ của nhân dân, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị và liền sau đó là các nghị quyết, nghị định của Quốc hội và Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và quan tâm kịp thời đến vấn đề phát huy dân chủ ở cơ sở. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra không khí cởi mở, dân chủ ở khắp các đơn vị, địa phương.
Có thể nói, vấn đề đẩy mạnh phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất là đẩy mạnh tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, là xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của thực tiễn xã hội. Bởi vậy, nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nó cũng xuất phát từ nhu cầu đổi mới của Đảng, đó là sự đổi mới về đường lối, quan điểm cho phù hợp với bước phát triển mới của thực tiễn xã hội và để định hướng cho những bước phát triển tiếp theo.
Chúng ta tìm hiểu quan điểm của Đảng về dân chủ và thực hiện dân chủ như thế nào trong giai đoạn hiện nay để đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc lợi dụng việc thực hiện dân chủ trong giai đoạn hiện nay.
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng ta và Nhà nước ta về dân chủ và thực hiện dân chủ
Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ :
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ:
Triết lý cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thiết kế và tổ chức xây dựng một chế độ chính trị cách mạng đầu tiên ở nước ta được tóm tắt trong hai từ dân chủ. Tư tưởng cốt yếu của Người về chế độ dân chủ là: mọi quyền lực đều ở nơi dân; dân là chủ nhân của đất nước (bao gồm lãnh thổ, lãnh hải với mọi nguồn tài nguyên, cùng Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội); dân là chủ thể tối cao của mọi thứ quyền lực trong xã hội.
Theo Người, dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ nhà nước. Tư tưởng này được Người trình bày khái quát trong đoạn văn sau:
Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Có thể nói, sau Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đây là Tuyên ngôn về quyền lực chính trị và bản chất của chế độ chính trị dân chủ nhân dân của nước ta. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã khẳng định bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là đỉnh cao của nền dân chủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhấn mạnh đến năng lực và phẩm chất của tổ chức đảng và đảng viên, đến kỷ luật và trách nhiệm, phương pháp và phong cách công tác của Đảng. Tất cả những điều đó đều xoay quanh một điểm cốt lõi: dựa vào nhân dân để xây dựng, củng cố Đảng; lãnh đạo nhân dân bằng cách vận động, tập hợp, đoàn kết họ; ra sức học hỏi nhân dân và không ngừng tranh đấu cho lợi ích thường ngày và lợi ích lâu dài của họ.
Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong một nước dân chủ. Vai trò đó cũng đồng thời là thẩm quyền và trách nhiệm của họ trong việc tổ chức các cơ quan quyền lực của mình, do mình ủy quyền.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi làm bất cứ việc gì, Đảng và chính quyền cũng phải bàn bạc với nhân dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của họ, cùng với họ đặt kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức họ thi hành. Trong lúc thi hành lại phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích nhân dân; thi hành xong phải cùng với họ kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.
* Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về dân chủ:
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Đảng ta luôn xác định rõ phát huy dân chủ trong xã hội là một nội dung lớn của đường lối cách mạng nhằm phát huy sức mạnh của tòan dân tộc, khẳng định:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ...
Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa nằm trong hệ mục tiêu của đổi mới, thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất thiết phải xây dựng thành công nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh...
Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân được Đảng ta tổng kết là một trong năm bài học lớn của đổi mới.
Đảng ta nhận thức rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Phấn đấu cho quyền làm chủ thật sự của nhân dân được thực hiện, nhân dân là chủ thể của quyền lực, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nhà nước là người nhận quyền lực xã hội do nhân dân ủy giao phó để tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, làm điều lợi, tránh điều hại cho dân, chăm lo phát triển sức dân, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì đồng thời cũng có nghĩa vụ của người chủ.
Một nền dân chủ chân chính, tiến bộ và hiện đại bao giờ cũng gắn liền quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm. Đó là quan hệ mật thiết không thể tách rời, nó thấm nhuần trong các quan hệ giữa công dân với Nhà nước, cá nhân với xã hội, thành viên với cộng đồng. Tất cả được luật pháp điều chỉnh, điều tiết, chi phối để dân chủ không biến dạng thành các hành vi phản dân chủ.
Pháp luật, như đã nói, là công cụ đầy hiệu lực của quản lý, bảo đảm cho quyền lực của nhân dân được thực hiện, thông qua sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật không tách rời dân chủ, cũng như không có dân chủ nào ở bên ngoài pháp luật. Đó là một chỉnh thể toàn vẹn. Sự vận động và phát triển lành mạnh của dân chủ đòi hỏi sự hiện diện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó, pháp luật là giới hạn, là hành lang vận động của dân chủ. Mọi tổ chức trong xã hội, mọi công dân và công chức phải hoạt động theo đúng chuẩn mực luật pháp, hợp hiến và hợp pháp. Sự kiểm soát, điều tiết hành vi của mỗi cá nhân cũng như hoạt động của từng tổ chức không chỉ có sự tác động của luật pháp, mà còn được định hướng bởi đạo đức. Điều đó làm nổi bật đặc trưng pháp lý và nhân văn của dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bằng cách đó, đạt được mục tiêu dân chủ sẽ dẫn tới sự phát triển tích cực, lành mạnh của cá nhân và xã hội. Trong các thể chế dân chủ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa dân chủ với tập trung trong nguyên tắc (hay chế độ) tập trung dân chủ của hoạt động chính trị và quan hệ giữa dân chủ với đoàn kết, đồng thuận và hợp tác của cộng đồng xã hội, trong đời sống xã hội là những mối quan hệ nổi bật. Giải quyết đúng các mối quan hệ này sẽ chẳng những làm cho dân chủ thật sự là mục tiêu, mà còn là động lực phát triển. Đó là sự thống nhất và tác động lẫn nhau giữa mục tiêu và động lực của dân chủ.
Trong mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, dân chủ cần có tập trung như một bảo đảm tất yếu, không thể thiếu.
Như vậy, tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với tự do vô chính phủ, tính phân tán, cát cứ, cục bộ địa phương và thói phường hội. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài.
Với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ giữ vững tập trung dân chủ mà Đảng ta là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động, có sức mạnh của tính tổ chức, tính kỷ luật. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tập trung dân chủ sẽ làm tăng hiệu lực của quản lý, nhất là quản lý kinh tế, quản lý các nguồn lực của phát triển.
Với các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, tập trung dân chủ cũng là một đòi hỏi khách quan, tất yếu do mục tiêu thực thi dân chủ và quyền làm chủ của quần chúng quy định.
Trong đời sống xã hội, trong cộng đồng xã hội và dân tộc, đoàn kết để thúc đẩy dân chủ và muốn đoàn kết thật sự thì phải bảo đảm dân chủ. Chỉ có thật sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau thì mới có thể đoàn kết thực tâm, thực lòng vì mục tiêu chung, lợi ích chung.
Chính điều này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng văn hóa dân chủ trong đời sống xã hội để mọi quan hệ ứng xử giữa con người với con người và tổ chức thấm nhuần tinh thần bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, hợp tác để cùng phát triển.
Qua thực tiễn đổi mới, tư duy lý luận của Đảng cũng đã vươn tới những quan điểm mới, mở ra một khả năng và triển vọng tốt đẹp để xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ, trong đó nhân dân là người chủ chân chính của Nhà nước và xã hội, là chủ thể quyền lực. Vấn đề đặt ra là cần phải thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm túc, trước hết là dân chủ trong Đảng, sau đó thực hành dân chủ trong tòan xã hội. Sự phát triển lành mạnh dân chủ trong Đảng chẳng những làm tăng sức mạnh của Đảng, mà còn nêu gương, thúc đẩy dân chủ trong xã hội. Thực hiện dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giải quyết mọi khó khăn. Luận đề tư tưởng quan trọng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ vai trò, mục tiêu và động lực của dân chủ đối với sự phát triển xã hội.
Quan điểm của Đảng ta về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở :
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực đảm bảo thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân mới khơi dậy được tính tích cực, chủ động, tự giác của nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Và chỉ khi ấy, các chủ trương, chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống xã hội, công việc của nhà nước, của xã hội mới trở thành công việc của mọi người và mọi người tham gia thực hiện thì chế độ chính trị mới thực sự có sức mạnh. Điều đó lại diễn ra thường xuyên ở cơ sở.
Nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đòan kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đòan thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Ngày 18 – 02 – 1998, Bộ chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30/CT – TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa 10 có Nghị quyết số 45/1998/NQ – UBTVQH ngày 26 – 02 – 1998 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ngày 11 – 05 – 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ – CP về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ” ( được áp dụng đối với cả phường, thị trấn ).
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã theo Nghị định 79 – CP của Chính Phủ ban hành ngày 07 tháng 7 năm 2003 viết:
‘‘ Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế ''Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ''; phát huy chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương, thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân.
Dân chủ phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; đi đôi với trật tự, kỷ cương; quyền đi đôi với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc triển khai sâu rộng và đồng bộ quy chế dân chủ ở cơ sở đã thực sự huy động được các nguồn lực, khơi dậy và phát huy được ý chí tinh thần và các nguồn lực vật chất tiềm tàng trong các tầng lớp nhân dân; huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần dân cư, các tổ chức xã hội cùng tiến quân vào mặt trận xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay’’
Thực hiện dân chủ là nhằm bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân; là nhằm bảo đảm nhà nước đem lại quyền lợi mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng... cho nhân dân. Hơn nữa, tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân đều được nhân dân biết, bàn, làm và kiểm tra. Tất cả các nội dung thực thi dân chủ trong xã hội được thể hiện trong luật pháp nhà nước, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, mở rộng dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở dù có xây dựng công phu đến đâu thì cũng không bao giờ chi tiết hoá được hết các cách thức thực hành dân chủ của từng địa phương, cũng như không thể lấy mô hình thực hiện của địa phương này đem áp đặt nó cho địa phương khác. Khó khăn hơn gấp nhiều lần việc ban hành văn bản pháp luật về dân chủ đó là xây dựng nếp sống dân chủ.
Nếp sống dân chủ không đơn thuần chỉ được hiểu là việc tuân theo đúng những gì đã qui định trong qui chế dân chủ, mà đó phải trở thành nhu cầu thường trực, thành hành vi, phong cách của mọi chủ thể thực hiện. Để hình thành nếp sống dân chủ, pháp luật cũng chỉ là một trong nhiều kênh tác động vào ý thức con người, muốn xây dựng nếp sống dân chủ cần chú ý đến các công cụ khác như tuyên truyền qua sách báo, phim ảnh, qua điều lệ của các tổ chức xã hội, đoàn thể, qua các hình thức văn hoá - nghệ thuật, qua hình thức khen thưởng, động viên về vật chất hoặc tinh thần v.v… Không thể có dân chủ thực sự nếu không xây dựng một môi trường, một bầu không khí cởi mở, cạnh tranh lành mạnh, và không biến dân chủ trở thành lực đẩy cho kinh tế, văn hoá -xã hội, an ninh quốc phòng phát triển.
Dân chủ không phải là thứ quà được ban tặng, mọi người chỉ cần giơ tay đón nhận và hưởng thụ. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ dân chủ là sự nghiệp cách mạng, là quá trình đấu tranh không ngừng giữa thực thi dân chủ với vi phạm quyền làm chủ, giữa dân chủ thực với dân chủ hình thức, giữa thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật với các khuynh hướng vô chính phủ, dân chủ cực đoan… Hiện nay, có những cá nhân và thế lực muốn lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định chính trị, phá hoại chế độ dân chủ nhân dân. Chúng ta kiên quyết đấu tranh và vạch trần âm mưu của những kẻ lợi dụng dân chủ, kích động chia rẽ khối đại đòan kết dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta./.
Đào Văn Tín
vantin- Cấp 2
- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 15/01/2010
Age : 55
Đến từ : Cam Thành Nam Cam Ranh
Similar topics
» QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
» vũ trụ quan nhân sinh quan Phật Giáo
» Đăng ký KT3 – Hộ khẩu nhanh
» MA KÉT PANO CỔ ĐỘNG CHÀO MỪNG THÀNH LẬP ĐẢNG CSVN
» Thư của Ban Quản trị Diễn đàn
» vũ trụ quan nhân sinh quan Phật Giáo
» Đăng ký KT3 – Hộ khẩu nhanh
» MA KÉT PANO CỔ ĐỘNG CHÀO MỪNG THÀNH LẬP ĐẢNG CSVN
» Thư của Ban Quản trị Diễn đàn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
8/4/2013, 7:28 pm by nhokbmt
» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
19/9/2012, 3:50 pm by nhokbmt
» Tăng like Facebook, viết app (ứng dụng) Facebook giá rẻ
25/6/2012, 1:38 pm by nhokbmt
» Trường Nhật Ngữ Top Globis Khai Giảng Khóa Mới Vào Tháng 06.2012
15/5/2012, 6:14 pm by nguyentuvi
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)
4/3/2012, 9:38 am by nhokbmt
» Nhất Nguyên: in băng rôn, in quảng cáo, hình ảnh sắc nét, giá cạnh tranh (35.000đ/1 m)
28/2/2012, 9:40 am by nhokbmt
» Học tiếng Nhật - Top Globis
25/11/2011, 4:36 pm by nguyentuvi
» Giấy các loại giá rẻ Couche, Dulex, Ivory, …v..v..
22/11/2011, 9:10 am by nhokbmt
» Trải nghiệm xuất gia gieo duyên
23/9/2011, 11:24 pm by HUY_COC