DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 19 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 19 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

Hình ảnh một số nhạc cụ

Go down

Hình ảnh một số nhạc cụ Empty Hình ảnh một số nhạc cụ

Bài gửi  Admin 10/10/2009, 4:19 pm

Hình ảnh một số nhạc cụ 1515.jpg
Chapi

Hình ảnh một số nhạc cụ Large_gal_4a963de12dc6f
Đàn Tinh ning

Hình ảnh một số nhạc cụ 0307Fi19L
Đàn đá

Hình ảnh một số nhạc cụ Dan%20tranh1
Đàn tranh

Hình ảnh một số nhạc cụ Gaohu
Đàn nhị
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

https://vhttcamranh.forummotion.com

Về Đầu Trang Go down

Hình ảnh một số nhạc cụ Empty CÁC NHẠC CỤ TRONG LỄ HỘI DÂN GIAN CHĂM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA.

Bài gửi  Admin 10/10/2009, 4:24 pm

Nguồn: Diễn đàn Văn hóa học

Ở bất cứ tộc người nào trên thế giới,lễ hội dân gian truyền thống cũng đều là một thành tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc ấy.Lễ hội dân gian là hoạt động phản ánh tương đối đầy đủ điều kiện sinh hoạt vật chất,đạo đức xã hội,đời sống tín ngưỡng,vũ trụ quan,thế giới quan,nhân sinh quan...của chính dân tộc đó.
Người Chăm trải qua những thăng trầm lịch sử vẫn bảo toàn được bản sắc văn hóa dân tộc mình,một phần trọng yếu là do vẫn gìn giữ được ngôn ngữ,chữ viết,sắc phục và đặc biệt là các lễ hội truyền thống trông đó có âm nhạc-một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên lễ hội.
Nhạc cụ của người Chăm rất phong phú và đều dùng để phục vụ cho lễ hội,chưa thấy có nhạc cụ nào được sử dụng riêng biệt cho các hoạt động vui chơi giải trí.Ở đây chỉ xin được đi vào tìm hiểu một phần nhỏ,đó là bộ ba nhạc cụ luôn đi cùng nhau và được sử dụng trong hầu hết các lễ hội dân gian thuần túy:Kèn Xaranai;trống Pa ra nưng và trống Ghì nằng.
I)NHẬN DIỆN.
-Kèn Xaranai:có 3 phần.
Thân kèn dài 20-21cm làm bằng gỗ quý hoặc sừng rỗng ruột.Kèn có 7 lỗ ở trên và 1 lỗ ở dưới.
Loa kèn dài 10-11cm làm bằng ngà voi,sừng trâu hoặc gỗ quý.Loa kèn tròn,bầu ở phần giữa và loe ở đầu loa.
Chuôi kèn dài 6cm làm bằng bạc hoặc đồng thau dạng lá,uốn theo hình ống từ bé đến lớn.Phần lớn đút vào thân kèn,phần nhỏ có gắn dăm (lưỡi gà) làm bằng lá nón hay lá buông.
-Trống Pa ra nưng:

Trống chỉ có một mặt làm bằng da hoẵng hoặc da dê,không dùng dùi mà vỗ bằng các ngón của hai bàn tay.Thân trống cao 9cm,dày 2cm,có hình chậu hơi lượn cong,làm bằng gỗ lom hoặc gỗ cốc.
-Trống Ghì nằng:
Là loại nhạc cụ đầy uy lực và sinh khí trong bộ nhạc của tộc người Chăm,chỉ được sử dụng theo nguyên tắc có đôi,đặt tựa vào nhau theo hình chữ nhân.Trống hình trụ,hơi bầu ở giữa thân.Chiều dài thân trống từ 75-80cm,làm bằng cây gỗ lim xanh đục rỗng ruột.Thành trống dày từ 2-3cm.Mặt lớn bịt bằng da trâu,đường kính 28cm,bao giờ cũng đặt nghiêng tiếp đất ở vành trống (mặt âm) và dùng dùi gõ (dương).Mặt nhỏ bịt bằng da hoẵng hoặc da dê,đường kính 24cm (mặt dương) được vỗ bằng bàn tay trái (âm).
II)XÁC ĐỊNH HỆ TỌA ĐỘ C-K-T.
-Chủ thể:Do con người sáng tạo và sử dụng.
-Không gian:Trong các lễ hội dân gian của dân tộc Chăm,có thể diễn ra tại Thánh đường,đền,tháp (nếu là công lễ),trong làng hoặc tại nhà (nếu do làng,gia tộc hoặc gia đình tổ chức).
-Thời gian:Diễn ra quanh năm hoặc định kỳ (mấy năm một lần).
Lễ hội Ri chà Nư cành (còn gọi là Lễ Múa mừng đầu năm) do cộng đồng làng tổ chức vào dịp đầu năm,tháng giêng lịch Chăm (khoảng tháng 4 dương lịch) vào hai ngày thứ năm và thứ sáu.
Công lễ Palao Ri chà Xá tổ chức tại cửa biển vào hai ngày chủ nhật và thứ hai thượng tuần trăng tháng hai lịch Chăm (khoảng tháng 5-6 dương lịch).
Công lễ Dôn Dang tổ chức hàng năm tại các đền,tháp Bà la môn vào hai ngày chủ nhật và thứ hai thượng tuần tháng tư lịch Chăm (khoảng tháng 7 dương lịch).
Lễ hội Kate (còn gọi là Băng Kate hoặc lễ cúng Vía ông,lễ Tạ kim) lấy đền,tháp là các trung tâm diễn ra lễ hội vào ngày mùng 1 tháng 7 lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch).
Công lễ Chabun (còn gọi là lễ Tạ thổ hoặc lễ Cúng bà) tổ chức ở các đền,tháp Bà la môn vào ngày 16 tháng 9 lịch Chăm (khoảng tháng 12 dương lịch).
Công lễ Ramadan diễn ra tại Thánh đường Hồi giáo (Bà ni và Islam) vào cuối tháng 8 và cả tháng 9 Hồi lịch (có năm trùng với Tết Nguyên đán của người Việt).
Lễ hội nhập Kut do dòng tộc tổ chức vào hai ngày thứ ba và thứ tư của các tháng 3-6-8-10 lịch Chăm,diễn ra tại nhà và khu vực Kut (khu mộ).
Lễ cắt tóc đặt tên dành cho trẻ mới sinh được một tháng hoặc 40 ngày.
Ngoài ra còn có các lễ cưới,lễ tang,lễ hỏa táng,lễ phong chức...
III)CHÙM CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA.
-Tính nhân sinh:Do con người sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất,sinh hoạt tín ngưỡng nhằm phục vụ chính những dịp tụ họp,lễ hội dân gian,đáp ứng nhu cầu tinh thần của mọi thành viên trong tộc người.
-Tính lịch sử:Hình thành từ khởi nguồn nền văn hóa của tộc người Chăm và liên tục được hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử cho đến tận ngày nay.
-Tính hệ thống:Lễ hội Chăm đa số là lễ nghi nông nghiệp.Hệ thống lễ hội dày đặc đó chứa đựng những giá trị tinh thần,giá trị đạo đức bên trong nó.Đó là thái độ ứng xử của con cháu đối với ông bà tổ tiên,bề trên của mình.Đó là sự tôn kính,lòng hiếu thảo,đức tri ân thường xuyên và sâu sắc đối với những vị anh hùng,những người đã có công khai phá đất đai,đào mương đắp đập,dạy dân trồng lúa,trồng bông,dệt vải...Đó là sự đề cao lòng chung thủy,vệc giữ lời hứa và thực hiện lời hứa.Trong khi thực hiện phần lễ,bao giờ các chức sắc tôn giáo cũng chơi nhạc cụ,hát múa lễ để thỉnh cầu các vị nhân thần và thiên thần,kể sự tích,ca ngợi công đức...hoặc các bài hát múa khác phù hợp với mục đích buổi lễ.Nó không chỉ đơn thuần là âm thanh mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc,như một sự định hướng,dẫn dắt,đưa phần tâm linh của những người dự lễ đến gần với tổ tiên của họ hơn.
-Tính biểu tượng:Bộ ba nhạc cụ này rất độc đáo cả về hiệu quả âm thanh,tính chất âm nhạc lẫn về hình tượng trong tín ngưỡng tâm linh của người Chăm.
Như một nguyên tắc bất di bất dịch,ba nhạc cụ này luôn luôn đi với nhau và chỉ đi với nhau.Khi chơi,bao giờ ta cũng thấy kèn Xaranai ở trên,giữa là trống Pa ra nưng và dưới cùng là cặp trống Ghì nằng.Chúng tượng trưng cho hình ảnh một con người.
Kèn Xaranai được ví như phần đầu.Bảy lỗ phía trên thân kèn,theo quan niệm của người Chăm nhằm biểu thị:thính giác,thị giác,vị giác và khứu giác.Lỗ bên dưới của kèn là đường thoát của hồn khi rời khỏi xác (phần âm).
Trống Pa ra nưng được ví như phần thân của cơ thể nên khi vỗ phải đặt trước bụng.
Cặp trống Ghì nằng được ví như đôi chân chống đỡ cho cả cơ thể.
Hình ảnh một số nhạc cụ Trongghinang
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 28
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

https://vhttcamranh.forummotion.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết