DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 11 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 11 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

Trào lưu sách điện tử

Go down

Trào lưu sách điện tử Empty Trào lưu sách điện tử

Bài gửi  bamiennui 25/1/2010, 4:41 am

Cộng đồng e-book đang phát triển rất nhanh. Sản phẩm Kindle của Amazon vẫn mang lại sự thuận tiện nhờ kết nối không dây. Các thiết bị đọc và nhà xuất bản sách điện tử khác thì tìm lợi thế cạnh tranh qua giá, nội dung.
Xu thế

E-book (sách điện tử) có nhiều lợi ích. Thứ nhất, tiết kiệm giấy in nên góp phần bảo vệ môi trường. Người dùng tiết kiệm được không gian hành lý vì không phải mang theo sách. Bạn không cần phải đi xa để mua hoặc mượn sách. Đọc dễ dàng hơn nhờ chức năng tăng giảm cỡ chữ và nhiều người không phải mất thời gian chờ phát hành sách nói. Người đọc còn có thể dùng thiết bị khi kể lại hoặc như một máy nhạc số.

Tiếc là thế giới e-book đang bị phân tách bởi một số yếu tố như hiện có nhiều định dạng tập tin không tương thích qua lại, công nghệ bảo vệ bản quyền số (DRM-Digital Rights Management), và sự hỗ trợ từ thiết bị. Sách phổ biến công cộng thì phần nhiều lưu dưới định dạng PDF hoặc một vài định dạng chuẩn khác. Nhưng với những sách có bản quyền thì lại là câu chuyện khác. Kindle hiện tại của Amazon chỉ hỗ trợ e-book thương mại trong định dạng AZW của Amazon qua kết nối không dây tại Mỹ (đầu tháng Mười, công ty đã công bố rằng Kindle có khả năng tải nội dung tại hầu hết các nước).

Trong khi đó, Sony - hãng sản xuất thiết bị đọc e-book lâu đời nhất - lại đang từ bỏ định dạng e-book BBeB độc quyền và chuyển nội dung được bảo vệ từ kho e-book của họ sang định dạng ePub của Adobe. Định dạng ePub được các nhà phát hành e-book và bán lẻ chào đón nhờ khả năng tự dàn lại trang mỗi lần thay đổi cỡ chữ, phông chữ (định dạng PDF lưu dạng ở ảnh nên không thể dàn trang lại).

Adobe cung cấp công nghệ DRM mang tên Adobe Content Server 4. Sony và một số hiệu sách trực tuyến khác (trong đó có Borders) bán sách thương mại theo định dạng ePub/ACS4 và một vài thư viện yêu cầu kiểm tra sách ePub. Tính đến đầu tháng Mười đã có khoảng 17 thiết bị đọc e-book hỗ trợ ePub và ACS4 - báo hiệu sự chấp nhận rộng rãi của chuẩn DRM này. Bên cạnh đó, một số phiên bản thiết bị e-book mới của Amazon Kindle và Foxit eSlick cũng đã hỗ trợ ePub/ACS4.

Sản phẩm tiêu biểu

Sách thì có thể mua, tải rộng rãi, dễ dàng trên mạng. Tuy nhiên để chọn đúng thiết bị đọc, bạn sẽ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có định dạng, kích thước, giá,...

Sony Reader Touch Edition (PRS-600)

Bản Touch Edition của Sony Reader cho phép viết ghi chú trực tiếp.

Thiết bị e-book mới của Sony có nhiều điểm khác hẳn phiên bản trước: màn hình cảm ứng và bút (stylus) được đưa vào để thay đổi cách di chuyển, vẽ và viết. Dù không có kết nối không dây để có thể mua sách không cần thông qua máy tính, Touch Edition vẫn là đối thủ ngang sức với Amazon Kindle.

Thiết bị có thể xem là bản cải tiến của phiên bản trước: màn hình 6”, màu mực (E Ink) 8 mức sắc độ xám (grayscale), được đóng khung kim loại (hiện có màu bạc, đen, đỏ). Cạnh dưới màn hình là 5 nút nhấn mỏng dùng cho chức năng lật trang, truy cập trình đơn. Touch Edition cho phép ghi chú (dùng bàn phím ảo), chơi nhạc định dạng AAC và MP3 (không bị mã hóa bảo vệ), xem ảnh và trình diễn slide. Chức năng chơi MP3 nổi bật nhất với âm thanh mạnh mẽ khi nghe qua tai nghe bình thường (lỗ cắm tai nghe trên Touch Edition dạng chuẩn), có chức năng phát lại/ngẫu nhiên và có thể nghe trong lúc đọc. Thiết bị có sẵn từ điển và cho phép ghi chú trực tiếp lên sách, tài liệu.

Touch Edition được đánh giá cao nhất nhờ thiết kế tốt và nhiều tính năng.

Amazon Kindle DX

Kindle DX có màn hình 9,6" thể hiện 16 sắc độ xám.

Kindle DX mang dáng dấp thanh lịch và bo cong. Phía trước nổi bật màn hình hiển thị E Ink 9,6” rộng rãi, thể hiện 16 sắc độ xám (như Kindle 2).

Kindle DX là thiết bị đọc sách điện tử lớn nhất (183x1317mm) và nặng nhất (536g) hiện tại. Giống như Kindle 2, thiết bị có bàn phím (dùng để ghi chú, tìm kiếm sách trên gian hàng trực tuyến Kindle của Amazon qua kết nối không dây) nhưng hơi khó nhập liệu.

Tại Mỹ, bạn có thể mua trực tuyến và tải sách về thiết bị mà không cần kết nối thông qua máy tính cá nhân; nếu muốn mua và tải sách ở nước khác, bạn phải mua phiên bản quốc tế của Kindle 2. Dù màn hình DX lớn và thiết kế đẹp nhưng thiết bị vẫn không thể thay thế báo, tạp chí; vì thiết bị còn quá nặng, và mực đơn sắc không thể hiện được vẻ trực quan, màu sắc sinh động như trên các ấn phẩm hiện đại.

Giá khá cao so với khả năng của nhiều khách hàng.

Amazon Kindle 2

Kindle 2 dùng màn hình 0,4" nên mỏng bằng một nửa Kindle gốc.

Kindle 2 thiết kế dạng bảng cong, bóng bẩy và dễ cầm trên tay. Giống như các phiên bản Kindle khác, thiết bị dễ dàng truy xuất vào kho sách trực tuyến Kindle của Amazon qua kết nối di động không dây 3G của mạng Sprint (không thu thêm phí) nên việc mua sách rất đơn giản. Nhưng Amazon lại không cho đọc hàng trăm ngàn e-book miễn phí đang có tại các kho sách trực tuyến khác.

Thiết bị có vỏ ngoài trơn bóng, trang bị màn hình 6”, độ phân giải 600x800. Chữ nét và ảnh sắc xảo. Nhưng nút joystick 5 chiều khó điều khiển do thiết kế thấp, bè rộng và đặt gần góc dưới cùng bên phải. Bàn phím QWERTY bên dưới màn hình rất ấn tượng, thiết kế nút tròn dễ nhấn.

Dù còn một số hạn chế trong khả năng đọc tự động, chơi MP3, duyệt Web nhưng Kindle 2 vẫn là một thiết bị đọc sách tốt.

Sony Reader Pocket Edition (PRS-300)

Bản Pocket Edition của Sony Reader giá thấp nhất.

Pocket Edition không đắt, thiết kế mỏng, trang bị màn hình 5”, E Ink 8 sắc độ xám. Thiết bị thiếu một số tính năng nhưng đã được bù đắp xứng đáng bằng thiết kế và thao tác thuận tiện.

Giống thiết bị đọc sách Sony trước đây, Pocket Edition có vỏ kim loại (đa phần đối thủ dùng vỏ nhựa) nên nặng đến 221g. Màu bạc khá đẹp khi cầm và các nút điều khiển đơn giản, trực quan.

Định dạng tài liệu hỗ trợ giới hạn; nhóm không mã hóa bảo vệ gồm BbeB, ePub, PDF, TXT, RTF, Microsoft Word (.doc) và nhóm có mã hóa bảo vệ gồm BbeB, ePub (với công nghệ DRM Adobe Content Server 4). Pocket Edition không hỗ trợ định dạng ảnh hoặc HTML và không có từ điển.

Đọc sách trên Pocket Edition dễ dàng và trực quan. Trang sách dàn đẹp và lật nhanh so với các thiết bị khác. Nhìn chung, Pocket Edition thu hút không chỉ người dùng ít tiền mà còn người dùng đơn giản chỉ cần một thiết bị đọc sách số nhỏ gọn, bỏ lọt túi xách, ba lô.

Interead Cool-ER

Interead Cool-ER dùng vỏ kim loại hợp thời.

Khác biệt so với những thiết bị đọc sách số trên, Cool-ER thiết kế mỏng 117x183mm, nhẹ 176g và dùng 8 màu tươi trẻ. Bên dưới màn hình 6” là logo và vòng tròn điều khiển kiểu như iPod (gồm nút chọn và vành di chuyển 4 hướng) dùng để duyệt trình đơn và lật trang. Tiếc là nút nhấn hơi cứng nên thao tác khó khăn.

Cool-ER dùng màn hình cùng công nghệ E Ink như Kindle, Sony Reader và các hiệu khác, hiển thị 8 sắc độ xám; và bộ xử lí Samsung ARM 400MHz. Nội dung chỉ có thể nạp qua cáp USB vì phải đến năm sau mới có mẫu tích hợp kết nối không dây.
Cool-ER hỗ trợ hàng chục định dạng, trong đó có ePub, HTML, PDF, Rich Text, ba định dạng ảnh phổ biến; ePub với Adobe Content Server 4 DRM – định dạng sách thương mại chủ yếu mà bạn có thể mua sách trên CoolerBooks.com (danh mục không lớn) hoặc các site khác.

Tiện ích chơi MP3 tích hợp cho phép bạn nghe nhạc trong lúc đọc nhưng chức năng khá đơn giản, jack cắm không theo chuẩn 3,5mm mà thiết kế 2,5mm, và không bán kèm tai nghe.

Nếu vỏ trơn một chút, vành điều khiển tốt hơn thì Cool-ER sẽ hấp dẫn hơn.

Thủ tục xác thực ACS4
1. Khách hàng mua e-book tại tiệm sách trực tuyến
2. Tiệm sách tạo chữ ký (Signed URL) liên kết đến site ACS4
3. Khách hàng nhấn vào link chữ ký trên để nhận về một chìa khóa (token, dạng .acsm).
4. Khách hàng nạp chìa khóa vào tiện ích Digital Editions chạy trên máy tính để nhận được giấy phép.
5. Digital Editions sẽ tải về giấy phép cùng với URL đến e-book (thương mại) đã mua.
6. Digital Editions tải về e-book đã mua.
7. Digital Editions chép giấy phép vào trong e-book đã mua.
8. Digital Editions mở e-book lên và sẵn sàng để đọc.
(Theo Adobe.com)

Astak EZReader PocketPro

EZReader PocketPro giấu chân đế kín đáo.

EZReader PocketPro cùng cỡ Sony Reader Pocket Edition và cùng giá khoảng 3,7 triệu đồng, nhưng hạn chế về phông.
EZReader PocketPro nhẹ và có chân đế (đậy kín đáo bằng nắp da). Chương trình MP3 tích hợp có thể chơi trong lúc đọc. Thiết bị hỗ trợ công nghệ DRM của Adobe (ACS4) nên có thể liên kết đến nguồn sách thương mại.

Điều khiển di chuyển của PocketPro vừa không tiện dụng vừa không trực quan. Ví dụ, không có dấu con trỏ để cuộn danh sách lựa chọn mà bạn phải chọn bằng cách nhấn số tương ứng và không có thanh trạng thái (status) để theo dõi. Chức năng đọc âm thanh trên định dạng PDF quá tệ.

Có 5 cỡ phông nhưng cỡ chấp nhận được thì nhỏ, trong khi các cỡ còn lại thì quá nhỏ hoặc quá lớn nên rất khó đọc.

Người Việt đọc e-book

Người Việt cũng đã có những diễn đàn trao đổi e-book nhưng đa phần sử dụng định dạng miễn phí như pdf, doc, prc, html..., vì thế nhu cầu về thiết bị đọc e-book thương mại chưa cao. E-book chủ yếu được đọc trên máy tính, máy tính xách tay, PDA, smartphone v.v.

Việc chưa đạt được chuẩn thống nhất cho unicode tiếng Việt cũng gây khó khăn khi trao đổi e-book; do một số thiết bị không hỗ trợ phông Unicode dựng sẵn và cũng có một số không hỗ trợ phông Unicode tổ hợp. Tuy nhiên, hiện đã có đủ công cụ để người dùng tự mình chuyển đổi phông và xuất định dạng e-book mong muốn. Với sách thương mại, người Việt gặp khó khăn về thủ tục thanh toán và ý thức bản quyền.

Sau đây là một số website chia sẻ e-book hữu ích.

Thư viện e-book: thuvien-ebook.com

Kho sách tổ chức dạng diễn đàn nên thường xuyên được các thành viên cập nhật, chia sẻ. Nội dung khá phong phú thể loại như: văn học trong nước, văn học nước ngoài, thơ, nhạc, hồi kí, lịch sử, tôn giáo, tin học, sức khỏe...

eBook Online: www.ebook.edu.vn

Phát triển từ dự án thư viện giáo trình (ebook.edu.net) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cung cấp miễn phí giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, thông tin nguồn học liệu… ở các trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ; và báo cáo công bố, phổ biến, chia sẻ nội dung khoa học, kỹ thuật…

books.google.com/

Nguồn tìm kiếm quan trọng khi cần tài liệu, tạp chí , sách miễn phí của nước ngoài.

kienthuckinhte.com

Chia sẻ miễn phí nhiều e-book chuyên ngành kinh doanh.

thuvienonline.sachhay.com

Cung cấp miễn phí nhiều e-book văn học, quản trị, rèn luyện nhân cách.

ebook4u.vn/home.htm

e-Book nhiều thể loại phong phú. Có nhiều bản sách phải trả phí.

Foxit eSlick Reader

Foxit - đang được biết đến với vai trò phần mềm thay thế phần mềm đọc định dạng PDF của Adobe - cũng vừa tung ra thiết bị đọc riêng cho định dạng PDF. Điều này cho phép thiết bị eSlick Reader mở được hàng ngàn đầu sách miễn phí định dạng PDF nhưng lại không hỗ trợ được các định dạng sách thương mại bảo vệ bản quyền (vì thế bạn sẽ khó đọc được những đầu sách đang bán chạy, mới phát hành).

eSlick Reader giá 4,6 triệu đồng (250USD tại Mỹ) nhỏ, mỏng và nhẹ với vỏ ngoài bọc cao su. Màn hình dễ đọc nhưng hiển thị chỉ bốn sắc độ xám nên không đẹp bằng những màn hình thể hiện 8 hoặc 16 sắc độ xám. Thiết bị không cho phép chỉnh cỡ phông khi đọc sách PDF, cho phép phóng to (zoom) nhưng lại khiến phải cuộn ngang, cuộn dọc thì mới đọc hết một hàng chữ.


► Thông tin liên quan:
Top 5 theo PCWorld Mỹ
bamiennui
bamiennui
Cấp 3
Cấp 3

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 08/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết