DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 11 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 11 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

NGUYỄN NGỌC TƯ

2 posters

Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty NGUYỄN NGỌC TƯ

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:05 am

Còn người...


Thương tặng người có số điện thoại 09xxx28023


Liên tục cả tuần Cà Mau mưa dầm dề. Đêm ấy mưa như trút nước, trời vần vũ. Không biết vì trời hay tin bão gần liên tục xuất hiện trên truyền hình, mà nhói như bị mưa xoi vào lòng. Một mình đón xem bản tin cuối ngày, ông nhắn tin cho tôi “Neu chu co he gi… thi tin nhan nay thay cho loi chao chau nhe!”.

Tôi lặng người, bất giác hãi hùng nghe như bão ở quanh đây. Nghe như một người thân thuộc vừa từ biệt mình.

Mà nào tôi đã biết tên ông. Trao đổi tin nhắn trên điện thoại, có bữa, ông xưng “chu Thanh”, tôi không rõ là Thanh, Thành, hay Thạnh... Nhà ông ở Quảng Nam, hay Đà Nẵng, nơi chút nữa đây tâm của cơn bão dữ sẽ đi qua... Tôi không nhớ, dù đã hỏi đôi lần. Chỉ biết ông hay nhắn những lời động viên nồng ấm, trìu mến vào lúc tôi gặp khó khăn. Chỉ nhớ ông là người làm thơ, vì những tin nhắn bằng thơ của ông thường rất dịu dàng.

Nhưng lần này, tin nhắn không phải thơ, lại không thăm hỏi ân cần, mà nghẹn ngào như một cái vẫy tay, như ai đó quay người, đi khuất. Tôi nhắn lại, và tuyệt vọng vì nghĩ, ông không thấy được nụ cười khích lệ (rắn câng) của mình, “Đừng nói vậy chú ơi. Sẽ ổn thôi mà. Miền Trung cố lên! ”

Vùng đất đó, tôi đến chỉ một lần, nhưng thương lâu vì thấy trên cát trắng nóng rẫy mà cỏ vẫn mọc, nhọc nhằn. Thương vì ba tôi vẫn thường hay ước được về xứ Quảng tìm cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, tìm lại cái nơi mà ngày xưa ông cố, ông sơ rớt nước mắt ngoái nhìn lần cuối, trước khi dắt díu bỏ xứ vào lập nghiệp ở cuối trời Nam. Thương vì người ở đó hiếu khách, thật thà, sâu sắc, những anh K, chị M, anh X, anh T… Vì một người phục vụ quầy bar ít nói, nhưng để nhớ đằm sâu khi thuần hậu bảo “con nhỏ (ma) dễ thương lắm, em ơi”. Và vì ông, người gởi cho tôi những dòng tin “Cố lên, cháu nhé… Sóng gió rồi sẽ qua…”.

Tôi không biết ông có gầy gò, dầu dãi như những người miền Trung lưu lạc đến xứ tôi, dầu dãi, gầy gò... Tôi không biết giọng nói của ông có ấm áp như lòng ông, như những dòng tin của ông... Bản tin cuối ngày qua lâu rồi, tôi ngồi nghĩ về một người xa mà gần, chưa gặp mặt mà như thân thuộc, và xót xa nghĩ, hẳn ông yêu quý tôi lắm nên gửi những dòng tin ấy, trước bão. Nhưng tôi đã làm gì để được đối xử tử tế như vậy, để được nhận những lời này “Chu da nho mot nguoi ban: Neu chu di chong bao ko ve thi gui tang chau tap tho chua gui in! Chau doc chac se vui. ”

Không có thêm tin nhắn nào khi bão đến. Rồi bão đi. Mở ti vi xem bản tin sáng, ran ngực khi thấy khúc ruột miền Trung điêu tàn, xơ xác. Nhà ông ở đâu trong số những ngôi nhà đổ nát... Ông ở đâu trong những người nét mặt còn in đậm vẻ kinh hoàng, ngơ ngác, phờ phạc, đau khổ kia...

Đến trưa thì lại được tin ông, âm báo của điện thoại như reo lên, “Tot roi chau oi. Chu da tro ve nha binh yen…” Tôi nhẹ nhỏm cười một mình, ôi miền Trung…

Ở nơi bão vừa đi qua ấy, có người đang khóc cho nguời, cho mình, có những con đường đã tả tơi những hàng cây, những khu phố, những di tích tan hoang, những con tàu chìm trong nước… nhưng tôi vẫn thấy sức sống lung linh bởi còn người, nhiều người, những anh T, anh H, chị V…

Và còn ông. Tôi còn có thể đọc một bài thơ nào đó mà lòng không đau …
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Của mình, của ngườI

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:06 am

Nguyễn Ngọc Tư

1

Những lần làm việc đến nửa khuya, lúc đặt lưng xuống giường mới hay đã quá giấc, đành bấm bụng đếm đêm bao nhiêu dài. Nằm chờ cơn buồn ngủ tới, tiếng nhạc từ đâu vẳng lại, xao xác. Có lúc nghe gần, thủ thỉ như chỉ cách một tấm vách, có lúc lại xa xăm như tận cuối đường. Tôi nín thở. Có cảm giác nhạc hay đến mức còn chút xíu nữa là… chết (nếu chết là giới hạn cuối cùng). Ngạc nhiên quá chừng, những bản nhạc bolero bình dân, cũ sì bỗng dưng buộc người ta phải phung phí cảm xúc. Bữa sau, tôi lọ mọ ra tiệm bán băng đĩa khi họ mới vừa mở cửa. Chủ tiệm là người quen, trố con mắt khi tôi hỏi có “Xóm đêm” không... “Đồi thông hai mộ”... À, cả “Kiếp nghèo”, “Chuyến xe lam chiều”… Hớn hở na mớ đĩa về, mở máy và nghe… lãng xẹt. Ngờ ngợ, đến khuya mở lại, quả thật không hay như đã từng nghe lóm đêm đêm. Cảm giác dường như thiếu một chút hiu hắt, một chút rầu rĩ, một chút mộng mị, một chút xa vắng… Vừa tắt nhạc nhà mình đi, thì má ơi, đằng xóm vẳng lại “mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên…”

2


Cũng nhi nữ thường tình, tôi rất sợ gặp người xinh đẹp, trắng trẻo, chụp hình chung với họ còn khủng khiếp hơn. Cảm giác mình như cục than tèm lem đứng bên đống tuyết. Còn lại một mình, tôi cứ đứng trước gương, nghĩ về làn da trắng như nước cơm vo, mà đau nhói bên sườn. Một bữa (lịch sử) trong đời, tôi vào vai… cô dâu, người của tiệm trang điểm tô vẽ xong, tôi muốn khóc. Thì ra tạo hóa cũng khéo lắm, nên phối cái mũi này, cái miệng này, mắt này rất hợp với màu da ngăm ngăm này. Nên nhìn mình trắng trẻo trong gương như đang đeo mặt nạ, vô hồn…

3


Chơi nhà bạn, thấy họ nuôi con chó Nhật, lông dài, óng mượt, thả từng lọn, mong manh, đỏng đảnh như một tiểu thư. Ra khỏi nhà bạn, nhưng lòng còn lẩn quẩn ở đó. Ám ảnh bởi bộ lông, tôi quyết lùng mua bằng được con chó xinh đẹp giống như của bạn, khốn khổ, phải đánh đổi cả tháng lương. Hể hả mang cô nàng về, bỗng hoang mang, con vật chỏn lỏn, rời rạc, không ăn nhập gì với ngôi nhà bụi bặm, lộn xộn, bề bộn của mình. Ngồi thừ ra ngó chó kiểng một hồi, thót ruột nghĩ tới việc phải mua thịt bò cho nó ăn, thấy con vật vô duyên tệ.

4


Và hoa ở nhà người, bèo ở ao vườn người, trang phục của người, sự dịu dàng của người… khi thuộc về mình, lại thấy… sống sượng, buồn cười. Lại thêm một lần vỡ lẽ, “À, ra thế…”. Lại thấm thía bài học có nhiều thứ chỉ nên để ngắm xa xa. Lại thêm một thí dụ về ảo tưởng. Lại hao mòn một ít tình cảm và… tiền (tất nhiên).

Tưởng vậy là quá đắt, nên tiếc hoài, cho đến khi nhận ra, mình đã bớt đi những ham muốn xa vời. Trong lòng luôn có ý nghĩ, chức vụ ấy, ngôi nhà sang trọng ấy, những đứa trẻ xinh đẹp thông minh ấy… chưa chắc thích hợp với mình. Dù của người luôn luôn đẹp…

Bài học của mình, của người mua vài lần, xài tới muôn năm. Rẻ quá…
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Nhớ nhớ quên quên

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:07 am

Nguyễn Ngọc Tư

Tháng bảy năm 1998, lần đầu tiên nó đi xa. Con nhỏ tuổi hai mươi bỏ lỡ cơ hội được ngắm nhìn cảnh lạ, người lạ vì bận… khóc. Nước mắt ròng rãi, mũi dãi sụt sùi. Nhớ nhà. Suốt quãng thời gian chơi vơi trên tàu, bỗng dưng nó thấy mình bất thường, khi không nhớ, không mường tượng ra khuôn mặt của những người thân, dù thương muốn chết. Ngay cả những đường nét trên khuôn mặt má nó cũng không hình dung được. Hình ảnh rõ ràng nhất trong nỗi nhớ nó là tay má có nhiều vết chai, bàn chân má ngắn, ngón cũng cụt ngủn, dưới gan chân nứt nhiều đường rất sâu. Nó nhớ má dùng tay áo để lau bớt mồ hôi bê bết trên trán. Gương mặt ba nó cũng xa xôi, nhưng nó cồn cào nhớ dáng đi ba hơi gù, sợi tóc cứng đờ, lòa xòa như rễ tre, cả cái lưng áo bạc màu của ba cũng sống động, hình ảnh vừa hiện ra trong tâm tưởng đã nghe chếnh choáng mùi rạ mục trộn lẫn trong bùn đất.

Và bạn thân mấy đứa, chỉ có thể phác họa trong ký ức được mái tóc X vàng cháy, da thịt khét lẹt (vì đã từng dang nắng cùng nhau); đôi đầu gối đầy sẹo của Y (trong đó, không vết do nó gây nên cho bạn), câu “nếu có kiếp sau, tao cũng làm bạn mầy” của Z… Nhân diện thì mù mịt. Ấm ức nhất là mối tình đầu, xưa thuộc lòng nét mặt, giờ chỉ còn nhớ được những hàng chữ của anh chàng nọ rón rén, run run trên trang giấy. Ngang qua đám tang nơi xóm cũ, nghe thương xót bùi ngùi cho bà cụ có bàn tay xương xẩu, ngày xưa hay dúi vào tay nó trái khế ngọt, hay củ khoai lùi…

Chỉ những khuôn mặt là lung linh, mơ hồ sương khói trong hồi ức. Cả trong chiêm bao cũng không mong trông rõ mặt ai đó. Dạo ông ngoại nó vừa mất, có lần nó mơ thấy một đôi vai gầy nhấp nhô xương cõng nó chạy lòng vòng sân trước. Bữa khác nó thấy vía mình đứng dưới bến sông, dõi mắt theo chiếc xuồng con, trên xuồng có chiếc đèn nhỏ, chẳng có bóng người nhưng nó biết ngoại nó ở đó.

May thì nhớ được một nét nào đó trên mặt người đời. Ai đó với cái mũi lấm tấm mụn cám, ai đó với nụ cười bẽn lẽn, ai đó với khoé miệng cong cong, ai đó có giọng nói chói gắt, ai đó chửi như hát, ai đó thường thở dài…

Sự cố trục trặc cọng dây… nhớ làm nó hoang mang hơi lâu. Gặp nhau đó, vui vẻ đó, nhưng vừa quay lưng đi nó không diễn tả được khuôn mặt người ấy tròn méo ra làm sao, nó cảm giác như mình đã phụ họ rồi. May sao, nó không mất cảm giác của người với người. Ký ức của nó vẫn đầy, vẫn nồng nàn. Ai đi qua đời cũng để lại một vết nhớ, dù tốt, dù xấu. Không nhớ mặt, thì nó nhớ dáng, nhớ giọng, nhớ tóc, nhớ vai, nhớ mùi, nhớ bàn tay ấm rực đỡ nó lên mỗi khi vấp té… Nhớ nốt ruồi đậu ở cuối mày. Cái chống nạnh hoạnh hoẹ. Con mắt nguýt dài. Nhớ cái cách nó và người đời đông đúc nhìn nhau, nói với nhau, làm gì đó cho nhau.

Có lần, giữa chợ gặp lại đứa bạn xưa. Bạn chận đầu xe, cười hỏi nó có nhận ra bạn không. Nó cười với gã đàn ông bụi bặm, bận cái áo chim cò, quần lụng thụng mười tám túi, râu ria rậm rạp, đôi kiếng đen ngầu ngầu như dân xã hội đen, nó kêu một cái tên nào đó mà chính nó cũng ngờ ngợ. Thằng bạn la lên, trúng phóc, sao tài vậy...

Nó cười thầm, nghĩ mình đâu có hay gì, chẳng qua không nhớ mặt nên nhớ… cái cười khơ khơ khơ của bạn đỡ vậy. Lại may, cái cười của bạn vẫn như ngày trước. Những lúc đó, bỗng thấy vui vui, nhận ra thời gian không đáng sợ lắm, đôi khi thời gian rất lố bịch. Thời gian biến đổi một anh chàng bộ đội mạnh mẽ, gân guốc ngày trước thành một cán bộ bệ vệ, nặng nề, thời gian làm cho con bạn mủ mỉ duyên dáng xưa thành bà cụ cục mịch già nua, nghiệt ngã hơn, thời gian buộc một số người sống quanh nó vĩnh viễn vùi vào đất, nó cũng không bao giờ, chưa bao giờ quên phứt họ.

Chỉ hơi phiền, là nó không còn thích đứng ngắm mặt mình trước gương. Bởi điều đó sẽ là phù phiếm nếu ai đó cũng như nó, nhớ người không hẳn là nhớ mặt người.
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Không nước mắt

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:07 am

Nguyễn Ngọc Tư

Chuyện đi đám, với mấy thím ở quê, bao giờ cũng có tổng kết, có dư vị. Tiệc cưới tàn, họ tranh cãi món nào ngon nhất và dư bao nhiêu… mâm. Đám giỗ tàn, họ bình luận con cháu nhà đó về đủ mặt không. Tang lễ tàn, câu chuyện dọc dài trên con đường về là người nhà ấy ai than khóc nhiều nhất cho kẻ vừa nằm xuống. Đám nào nhiều nước mắt, không hiểu sao mấy thím thấy sướng rơn, bàn tán, nhắc nhớ hoài. Bằng ngược lại, sẽ có nhiều thím chắc lưỡi than đám tang buồn (!). Sáng nay, tiễn một người trong xóm về với đất, bước chân ra về, ai đó buông lời than, “…chỉ có đứa con gái, đã vậy, con nhỏ còn không khóc”.

Không, không phải, chị đã khóc trong thầm lặng, khóc mê mãi suốt những ngày qua. Tôi thấy lúc bưng mâm cơm ra mời khách viếng, phía lưng chị rất buồn như ai đó bẻ cong oằn. Tôi thấy chị đứng múc nước mưa bên hè, chiếc gàu trên tay chới với như cái lu không đáy. Tôi thấy chị ngồi lau mớ chén đũa, mắt nhìn mà mắt trống không. Tôi thấy chị lảo đảo khi bước qua chiếc võng xưa cha chị hay nằm. Tôi thấy tấm giấy vàng mã run lẩy bẩy, lém vào tay chị trước khi hóa tro. Tôi thấy tàn nhang rụng trên da thịt nhưng chị không chút phản ứng nào. Tôi thấy chị dựa vào tường để lần đi, đôi khi. Nhưng khoảnh khắc ấy thường rất mau, chị lại tong tả trong bếp, ngoài sân, chị có quá nhiều việc phải làm để tang lễ diễn ra được chu đáo và hoàn hảo.

Cứ mỗi lần hướng mắt về chị, tôi lại thấy nỗi đau hiện lên đâu đó, trên từng sợi tóc rối bung, từng bước chân ríu vào nhau, từng cái chào tiễn khách ra về. Một nỗi đau không được giải thoát bằng nước mắt, và nó đang quặn từng cơn, vò xé, dãy dụa trong lòng người. Tôi nhớ bộ phim Hàn Quốc đã được xem lâu lắm, có một nhân vật nữ bị chồng ruồng bỏ. Trong khi chị đi tìm việc làm để nuôi con thì đứa bé cảm lạnh chết. Nhân vật không hề khóc, nét mặt ráo hoảnh, chỉ ánh mắt hoảng loạn, đau buốt, tối sầm. Và đêm ấy, người đàn bà xõa tóc, bò quanh tấm nệm mà đứa con từng nằm. Thui thủi. Rã rời.

Cảnh phim ấn tượng đến mức tôi đã quên tên, quên câu chuyện phim nhưng hình ảnh người mẹ bị nỗi đau giày vò trong đêm đen buốt tôi vẫn còn nhớ mồn một.

Cái buồn ấy, ngôn ngữ nước mắt không diễn tả được.

Sau này, mở ti vi coi phim, nhân vật khóc lóc, kêu gào, không hiểu sao tôi chỉ thấy… mắc cười. Ai bắt ép mà thoại trong phim ta cứ lải nhải, “tôi buồn quá, tôi đau khổ quá” và nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt lạnh trơ. Thêm nữa, là nhân vật không chịu khóc một mình, nằng nặc gục đầu vô vai ai đó, mẹ, bạn bè, và… gốc cây. Dường như diễn viên không tự tin là mình có thể cảm động được người xem. Hay không tin rằng khán giả có thể thấu được nỗi buồn mà mình đang cố gắng diễn đạt. Hoặc, người lấy nước mắt để đo tấm lòng nhau vẫn còn ở số đông.

Như mấy thím mà sáng nay chung với tôi một đoạn đường về. Nhưng không trách được, vì xưa nay họ quen sống thật thà, ruột để ngoài da, vui buồn ra mặt. lối đau lặn vào trong họ không thường gặp. Hay tại lòng người trắc trở khó đoán quá, nên họ chỉ biết vịn nụ cười, hay nước mắt mà thương ghét.

Nhiều khi nước mắt cho người ta cảm giác đúng. Nhưng đó không phải thứ ngôn ngữ duy nhất để bày tỏ nỗi đau buồn.

Tôi vẫn thích không nước mắt.
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Nghỉ thề với đá

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:08 am

Nguyễn Ngọc Tư

Hồi mà câu thề hẹn còn là mốt của những đôi trai gái yêu nhau, đá thường được nhắc đến. Thí dụ như “Chừng nào đá nát như cháo em mới thôi nhớ anh”. Hay “Lúc núi kia sập xuống cái rầm anh mới bớt thương em”. Đối tượng nguýt dài, hơi trề môi, như nói “sức mấy mà tui tin” nhưng trong lòng xúc động rịn từng giọt, như máu. Nhỏ biết cảm giác đó, rất ngọt ngào.

Hồi đó con gái hai mươi tuổi khôn chỉ bằng… em bé lên mười của thời nay. Mộng mị, ngây thơ, thấy lời thề ước đáng tin và cao quý hết biết, bởi nghĩ rằng chẳng có gì cứng cáp, bền vững như đá kia, núi kia.

Sau này, té ngửa ra, chẳng có gì là vĩnh cửu, đá không, núi cũng không. Những bài giảng từ trường học vẫn mới, nhưng vì mơ màng quá nên nhỏ quên rằng đá cũng có tuổi, cũng sống và chết. Đá cũng đau như người, có lúc không chết vì bệnh tật, vì tuổi già… Những lần rong ruỗi khắp đồng bằng Tây Nam Bộ, nhận ra điều đó, nhỏ thấy hết hồn.

Rồi thấy nhói một cách kỳ cục khi nhìn núi mà cảm giác lay lắt, mong manh. Như đứng trước một nhánh liễu muốt, một bông hoa bắt đầu phai, một chiếc lá úa trên cây. Mùa trước ngang qua, núi còn cây cỏ xanh rì, mùa sau thấy núi toạc ra từng mảng lớn, đá trắng trơ xương. Mùa này, thấy núi còn cao vọi, mùa sau núi thấp tè. Mùa này, có núi còn đứng trọc lóc giữa đồng, cao hơn mấy cây thốt nốt một chút, mùa sau không còn thấy núi đâu. Chỉ những nhà máy ximăng thả lên trời những đụn khói đục ngầu.

Nhân nói về khói, sẽ có một ngụ ngôn như sau: Khói mẹ kể chuyện cổ tích cho khói con nghe, ngày xửa ngày xưa, chúng ta là một phần của núi. Khói con hỏi vậy núi là cái gì... Khói mẹ ngó xuống, bối rối vì không có ngọn núi nào để giải thích với con. Cuối cùng, nó biểu khói con bay ra miền Bắc, ở đó chắc còn núi. Chứ đồng bằng thì láng te rồi. Nhưng khói con làm gì có cơ hội được đi xa, để biết núi là gì.

Câu chuyện hơi cay đắng, bởi người sáng tác ra nó là một người yêu núi khủng khiếp. Yêu mà chẳng biết tại sao. Vì quê nhà toàn nước rạch nước sông, nên thèm núi... Vì cái dáng vẻ cô độc, huyền bí, kiêu hãnh của núi hơi giống mình... Vì đức tin vào lời thề năm cũ... Hoặc yêu tất cả, tất cả những điều đó. Nhỏ thuộc loại người nhìn núi thấy đẹp. Cái đẹp của những tảng đá xanh rêu, của những bông bằng lăng tím biêng biếc giắt trên khe đá, của những con cuốn chiếu núi lớn bằng ngón tay út mà rất hiền. Cái đẹp của cánh đồng chiều lặng phắc, núi thẫm miết vào chân trời, gần đó là những cây thốt nốt xơ rơ, những con bò ốm nhách lười nhác liếm láp cỏ khô, mà sao như núi chỉ có một mình.

Nhưng cũng có người, nhìn núi nghĩ ngay đến việc nung vôi, việc giả nhỏ đá ra để… lót sân. Những người đó cũng đông, cũng chật. Nên núi tàn lụi dần trên vùng đất đồng bằng vốn chẳng giàu có núi, chẳng thừa thải núi.

Nên chẳng có gì là khó hiểu, khi chuyện thề thốt bây giờ ít đôi lứa nào dùng, bởi người ta đã bớt dại khờ, chai sạn sự tin, và bởi không biết vịn vào gì để thề. Ở đô thị, sông đã hoá phố, hoá nhà. Ở nơi heo hút khác, đất lại tan thành sông. Bàn tay con người đụng đến đâu, thiên nhiên ngoa ngoắt biến đổi đến đó. Chẳng biết đâu mà lần. Nên sau này, mốt thề ước có quay lại, con người chỉ có nước lấy… con người ra thề. Thí dụ, thay cho rắn hổ đất (bị đem vô quán nhậu nấu cháo đậu xanh hết rồi) đôi lứa sẽ nói, ai không thiệt lòng cho miệng lưỡi người ta… hại chết luôn. Thí dụ, thay cho núi, đôi lứa nói như vầy, “Chừng nào tham vọng của người ta hạ ngọn, tụi mình mới hết yêu nhau”. Chắc ăn. Sẽ không đôi lứa nào phải lặng đi khi nhìn một ngọn núi qua đời, lời thề xưa nhói buốt…

Đó là kinh nghiệm sống trong những ngày thiên nhiên biến mất. Trước khi con người biến mất…
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Lục bình

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:09 am

Nguyễn Ngọc Tư

Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ.

Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thuỷ sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa.

Con người ta có tật kỳ cục, chuộng cái đẹp nhưng không biết cách nuôi dưỡng cái đẹp. Hay tại tham lam nên cái gì cũng vơ vào mình. Lục bình, phần nào đó như ngựa ở thảo nguyên, chim trên trời, gió ngoài đồng, hợp với sự hoang dã và tự do. Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới thể hiện hết bản chất, vẻ đẹp và sức sống của nó. Nên lục bình ở quán bờ sông ấy có lạ, có biếc đến đâu thì cũng không bằng lục bình của những buổi chiều nắng phai, gió cũng phai như nắng. Kẻ ngồi bên sông chờ đò muốn ứa nước mắt. Một ao lục bình không buồn như vậy, một đám lục bình vướng vào đám chà trên sông cũng chưa gọi là buồn, một về lục bình chậm rãi trôi gợi buồn ít thôi, nhưng bụi lục bình duy nhất, với một nhánh bông duy nhất, liu riu thiu thỉu trên mặt sông đầy, thì buồn chết giấc.

Đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra vẻ đẹp của nỗi cô đơn, sưu tập thêm một biểu tượng của cái buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng bìm bịp thăm thẳm theo con nước, bầy đom đóm leo lét trên rặng bần. Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trãi dài, thông thống, mênh mông, cởi mở…

Có lần đi Kiên Giang, qua phà Tắc Cậu, tôi lại thấy ở lục bình một hình ảnh khác, rất “đời”. Nơi này gần cửa biển, lục bình từ các sông trôi đến dìu dập. Nhưng lạ, bầy đàn đông đúc, mà có vẻ tan tác cô đơn. Hăm hở trước biển khơi mà như dùng dằng nuối tiếc dòng nước cũ. Lựa chọn nhưng vẫn hoài nghi, hoang mang. Hay lục bình chỉ là lục bình thôi, chỉ tôi gởi tâm trạng của mình vào rồi thấy mình là lục bình trôi trôi ngơ ngác.

Tình cờ tìm tư liệu cũ, nghe bảo lục bình được nhập từ Braxin từ những năm 1905, tôi vẫn không nguôi được ý nghĩ trời sinh lục bình từ khi vùng đất này có sông. Lục bình làm sông trở nên dịu dàng, sâu sắc. Dù vậy, nhiều người, trong đó có anh bạn tôi, chê lục bình dở òm, tiêu cực, cam chịu sống đời lênh đênh vô định, không phương hướng. Anh bạn có tật mắc cười, là hay gán lý tưởng, tính chiến đấu cho bất cứ gì, bất cứ ai, lục bình cũng không ngoại lệ. Buồn miệng, tôi cãi chơi, lục bình đang sống theo lẽ tự nhiên, tụi mình dấn thân vào đời, bươn tới những đích nào đó cũng theo lẽ tự nhiên, của con người. Nói đến đó bỗng cồn cào nỗi hoài nghi, người ta sống với tham vọng chồng chất ngút ngất là thuận theo lẽ trời ư...

Và chiều nay, trong cái quán lạ bên dòng sông xa lạ, tôi hơi đắng đót bởi ý nghĩ, con người ta còn tự cầm tù mình bằng những ảo vọng ngông cuồng được thì sá gì đám lục bình hèn mọn này, sá chi con chim trong lồng kia… Thôi, trở vô bàn ăn sướng hơn. Mình cũng bị nhốt như đám lục bình đó, mắc gì tiếc thương cho chúng.
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Những thiên thần mắc đọa

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:09 am

Nguyễn Ngọc Tư

Chiều nào bà mẹ cũng dẫn con ra công viên bên bờ sông, chỗ chị hay tụ tập đánh cầu lông với bạn bè. Nhẹ nhàng đặt đứa bé lên băng đá, mẹ chạy quanh, lúc che mặt cút hà, lúc lại giả đò trợt té. Đứa trẻ bị giảm thiểu năng trí tuệ, nên ngờ nghệch, có khi cũng nhoẻn cười, nhưng ánh mắt dại mông mênh. Chị hay đứng đằng xa, lén nhìn cảnh đó mà xót thương, bởi cảm giác, đang quấn quýt bên con nhưng bà mẹ ấy như cô đơn chơi vơi dưới nắng chiều. Day qua day lại, chị thấy nhiều người cũng ngẩn ra ngó hai mẹ con họ, và cũng như chị, họ giấu giếm cái nhìn của mình, mắt đậu vào bâng quơ. Dường như ai cũng sợ mình sẽ không kềm chế ánh mắt thương hại, như nhát roi quất vào lòng bà mẹ, vốn đã đau.

Bất giác, chị nhớ cái quãng thằng con bị chứng biếng ăn, chị đã mệt mỏi như thế nào. Thằng nhỏ ốm nhom, nhẹ hều, cái đầu to quá khổ so với thân mình đẹt ngắt, nhiều bữa bưng chén cơm nguội ngơ đuổi theo nó hàng giờ đồng hồ, chị khóc ròng. Không hoàn toàn vì thương con, đôi lúc, chị nhận ra, chị đang thương cho niềm kiêu hãnh của mình. Chị còn không muốn chở con ra đường chơi, sợ người ta quở, nuôi con gì ốm nhách.

Xấu hổ vì ý nghĩ đó, chị chậc lưỡi, tự nhủ, người ta ai cũng vậy. Bà mẹ nào cũng mong đứa con mình thật bụ bẫm và xinh đẹp. Không thì cớ gì lúc mang bầu, nhiều bà mẹ treo hình những cô cậu bé béo múp míp trong phòng ngủ (những mong đứa nhỏ mình sinh ra sẽ giống hệt vậy). Không thì cớ gì mẹ phải tần tảo dành dụm mua sữa Pháp, sữa Mỹ với hy vọng nhỏ con mình ú quây y như… quãng cáo trong ti vi. Không thì cớ gì một vài người giữ trẻ bất lương đã cho thuốc tăng trọng vào thức ăn, để đám trẻ vùn vụt tăng cân, vừa được tiếng thơm vừa thoả mãn lòng hãnh tiến của những bà mẹ.

Chị nhớ hồi nhỏ mình cũng xấu đau xấu đớn (bây giờ thì đã bớt xấu chút đỉnh), hẳn má buồn lắm. Hỏi má, má cười, đẹp không phải là niềm tự hào duy nhất. Má vui vì chị bốn tuổi đã biết đọc sách báo, năm tuổi đòi quét nhà, sáu tuổi biết lon ton xách thùng tưới rau… Má nói, miễn con mình là đẹp. Chị không tin.

Nhưng nghề báo đã đứa chị đi nhiều nơi, gặp nhiều người. Có lần, chị đến T, vùng đất nghèo, xơ xác những di chứng chất độc màu da cam. Hoàn cảnh có khác nhau, bọn trẻ cũng mang dị tật khác nhau nhưng những bà mẹ trong xóm thì có chung ánh mắt, ưa nhìn xuống, lầm lũi, tủi cực. Cái cười cũng rụi ngọn từ khi đứa con ra đời, héo hắt khóc trên tấm khăn. Có đứa nguyên vẹn đến năm, mười tuổi, mẹ vui được quãng đó, rồi một bữa con nhìn mẹ, cái cười ngờ ngệch hiện ra trên khuôn mặt xanh xao. Tóc bạc chảy tràn trên mái đầu của người mẹ trẻ. Chị muốn ôm ghì người phụ nữ ấy vào lòng, khi bà mẹ vẫn đưa cái nhìn trìu mến bọc lấy thằng bé đang nằm mút ngón chân trên giường, khoe, Út Cưng hiền khô hà, nó đeo tui hỏng rời, hễ đi vắng chút xíu là nó nhớ, thấy thương lắm.

Cái nhìn vừa sâu nhói, vừa chan chứa thương yêu đó chị vẫn gặp trên khắp ngã đường. Bởi khi đậu xuống chiếc nôi ấm áp của người, một ít thiên thần đã bị mắc đọa. Tình mẫu tử bị thử thách nghiệt ngã và dai dẳng. Nhà hàng xóm cũng có một đứa con tật nguyền, nhiều bữa bên đó mở tiệc, chị thấy họ nhốt thằng bé không hoàn hảo vào phòng, giấu biệt. Tình thương không đủ mạnh để lấn áp sự mặc cảm, lòng kiêu hãnh bị tổn thương.

Nhưng nhiều người đã vượt lên những ám ảnh tầm thường. Như bà mẹ ở công viên chiều. Đoán được cái nhìn ái ngại của mọi người đối với mình, nên một bữa, người mẹ cầm tay đứa bé, ngoắc lia lịa, rối rít nói thay con “Cô ơi, chú ơi, bữa nay Ti mặc áo mới nè, nhìn Ti xem có đẹp không...”.

Thái độ chủ động của bà mẹ khiến mọi người trở nên nhẹ nhỏm. Họ vẫy tay gọi đứa bé, họ lại chỗ bán hàng rong, mua vài cây kẹo dúi vào tay nó. Thằng bé ngây ngô nhoẻn cười, ngọng nghịu nói theo mẹ hai chữ cảm ơn. Bà mẹ cũng cười, hạnh phúc khi con được người đời yêu thương như một đứa trẻ bình thường. Mặt trời cũng rạng rỡ cỡ vậy, là cùng…

Chị nghiêm cẩn như đang đứng trước một kỳ quan.
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Mặt trời xa lắm

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:10 am

Nguyễn Ngọc Tư

- Nghe cấp trên tới đây gặp dân, tôi mừng húm. Vậy là mặt trời xuống gần dân rồi.

Ông già nói câu đó trong không gian hầm hập hơi người, dưới nắng trưa nóng rẫy. Vài người cười ồ, ông già Bảy bữa nay nói chuyện bày đặt nói văn chương. Buổi tiếp xúc cử tri đang nặng nề như dãn ra. Có vẻ nhẹ nhõm, nhưng điều đó rõ ràng là ảo giác. Và tôi, một trong những “mặt trời” nghe sống lưng lạnh buốt, nuốt vội ngụm nước mà chực nghẹn, vì xấu hổ, vì cảm nhận trong lời ví von tếu táo của ông già có sự chua xót, đắng cay (*).

Vì được chạm tay vào một sự thật, là người dân đã coi chúng tôi là những kẻ xa cách, như đây không phải là đại diện của mình, như chính quyền không phải của mình. Suốt những ngày gặp gỡ, đôi lúc tôi có cảm giác chúng tôi như những sứ giả đứng bên này sông, nom rất lạc lõng. Người dân thì ở bên kia sông, và chúng tôi nhoáng nhoàng bắc tạm một nhịp cầu, tạm cứu vãn và tạm níu lại, nói ba điều bốn chuyện.

Để rồi lại mịt mù tăm cá. Nguyên nhân làm cho sự xa nhau đến nông nỗi này thì thấy ngời ngợi trước mắt. Đơn giản, là có nơi, có lúc đại diện của chính quyền không chịu (hay không muốn...) đối thoại với dân, càng chẳng có văn hóa đối thoại. Bà con không được coi như chủ, như người thân, như anh em ruột thịt đã đành, tệ hơn, chẳng được đối đãi như... ông bạn nhậu. Không thân tình, nhưng ít ra, gặp giữa quán cũng ới một tiếng, uống với nhau ly rượu, trao đổi vài câu xã giao, lúc này làm ăn sao, vợ con sao... Chỉ khoảnh khắc nhỏ nhoi, vậy mà nhiều bà con hiếm khi có cơ hội.

Ba ngày gặp bà con, tôi viết đầy mười tám trang giấy. Về đọc lại thấy buồn, thấy chuyến công tác của mình vừa rồi sao tuyệt vọng giống như đi vá tầng... ozone. Không phải, là đi đắp vá lòng dân đã thủng, đã đau nhiều chỗ. Những vụ tiêu cực lớn vỡ ra như nhọt, dân thấy sốc như bị một nhát chém, đã đành. Có lỗ thủng không đáng... Thí dụ, đất nhà dân, ông bưu điện không nói không rằng, nhào vô đào cái hào bằng sải tay, đặt đường cáp quang, cũng không thèm hé môi nửa lời, cắm cái bảng đỏ chót “Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm...”. Gì kỳ vậy, dân phản ứng, đất của tui mà... Thí dụ, bà con làm hồ sơ chính sách người có công với cách mạng thiếu một vài thủ tục, chẳng ai hướng dẫn để đối tượng bổ sung, chờ không được, bà con lặn lội đi hỏi thăm thì chính sách ấy hết hạn giải quyết lâu rồi. Gì kỳ vậy, dân ngửa mặt lên trời, kêu thảng thốt (vậy chớ lỡ làng hết rồi, không kêu trời, biết kêu ai). Thí dụ, quy hoạch khu công nghiệp trên ngàn héc ta mà bà con đi mua đồ ở tiệm tạp hóa, lật tấm giấy báo gói củ cải muối ra mới biết, quy hoạch ngay trên đất mình. Tong tả lại đằng xã hỏi thì được trả lời, trên đài có đưa tin, bộ hỏng đón nghe sao? Dân ngẩn ngơ, gì kỳ vậy, không lẽ suốt ngày tui ôm cái ti vi để coi mấy ông nhà nước có nhắn gì không? Thí dụ, làm lộ nông thôn, có chỗ chia theo tỷ lệ Nhà nước 6, dân 4; ấp bên kia lại theo tỷ lệ 7/3, dân ấm ức, gì kỳ vậy, bộ bên kia là con ruột, tụi tui con ghẻ sao?

Những việc như thế có kể tới Tết cũng chưa hết. Quyền lực tạo ra cảm giác, ta là người trên trước, cao quý, và ý nghĩ đó đẩy người dân vào thế yếu, chẳng được trọng thị như một đối tác ngang hàng. Cách biệt được đào thành hố, thành hào. Bắt đầu bằng những rạn nứt nhỏ, rồi lâu ngày, vết thương chảy máu từ những việc hết sức tủn mủn, nhỏ nhặt, đôi khi... lãng nhách. Bởi chính quyền chỉ cần bỏ ra chút thời gian, cử người giáp mặt với dân, trao đổi ngắn gọn, gút mắc sẽ được gỡ, mọi việc sẽ đơn giản, đầm ấm hơn nhiều. Văn hóa đối thoại đã bị bỏ quên vì một chút dùng dằng, tiếc thay. Nguy hiểm hơn, là cái cảm giác buộc làm theo lệnh của Nhà nước mà không được hiểu, không được nói, và cảm giác bị cai trị, rất gần.

Không phải tự nhiên, không phải vì khái niệm địa lý mơ hồ mà bà con gọi lãnh đạo chính quyền là người “ở trển”. Nên ai đó đừng nghe vậy rồi mừng thầm, vô tư bảo, bữa nay chúng tôi “xuống” dân. Chuyện lên, xuống này sẽ làm mối quan hệ giữa chính quyền và dân trở nên lạt lẽo và xa cách. Mặt trời sẽ xa lắm, sợ ánh sáng không đủ để cây cỏ đơm bông.
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Món nợ không thể đòi

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:11 am

Nguyễn Ngọc Tư

Mẹ đi đằng trước, con lẽo đẽo theo sau, buổi chợ sớm mai thưa người nhưng chộn rộn vì những câu hỏi ríu ran của thằng nhỏ. Mẹ ơi, con cá gì mà có cái mỏ dài quá vậy, thằng con chỉ tay vào con... vịt, hỏi. Nhưng khi mẹ trả lời đấy là con vịt, nó giãy nảy, con vịt phải có lông chứ. Dằng dặc sau đó là những câu hỏi khác, tại sao con cá kia lại nằm im re, vì sao nó chết, ai làm nó chết. Tại sao cọng rau này màu tím còn rau kia màu xanh. Mẹ vẫn nhẫn nại trả lời con và diễn đạt làm sao cho giản dị, dễ hiểu. Chỉ câu hỏi: “Mẹ ơi, tại sao người ta đem bán cá em bé? Sao người ta không cho cá em bé đi học mẫu giáo mà ăn thịt tụi nó làm chi, tội nghiệp...”, mẹ phải ngẩn ra rất lâu, phân vân tìm câu trả lời.

Nhưng không thể lờ đi, vì thằng con ngước con mắt đầy vẻ xót thương nhìn mẹ, như chờ đợi, như van xin, như cầu cứu. Trong cái thau gần đầy nước, hàng triệu con cá con (mà thằng nhỏ xem như bạn đồng trang lứa với nó) đang chen chúc nhau đớp không khí một cách tuyệt vọng. Lứa cá nhỏ hơn đầu đũa này thường là từ 15 - 30 ngày tuổi, người ta gọi là rồng rồng. Hơi giống trẻ con, lúc mới chào đời rồng rồng có màu đỏ, và ngả sang đen khi chúng lớn dần lên. Lúc ấy, chúng sẽ từ bỏ cái tên cúng cơm của mình, xúng xính với tên mới: cá lóc.

Rồng rồng được cá mẹ sinh khi trời bắt đầu rải xuống những sợi mưa. Nước hớn hở dâng lên, tắm mát những ao, đìa đã mỏi mê vì những ngày khô kiệt. Sấm chớp vẫn lừ đừ, gầm gừ trong những đám mây nặng trĩu nước. Sa mưa! Những nụ mầm mới bắt đầu nhú lên trên những cọng rau muống, rau đắng, rau ngổ... già nua. Những sinh vật của ruộng đồng như cá, ếch... vào mùa sinh sản. Lúc này, trong ao hay xuất hiện những bầy rồng rồng - những quầng đỏ lâm nhâm trên mặt nước, to như cái nia, di chuyển lấp lánh, nhịp nhàng.

Đây cũng là khoảng thời gian mẹ đi chợ, hay thấy lòng buồn rợn ngợp. Đầu chợ là cá rồng rồng, cuối chợ cũng cá rồng rồng. Trên nền chợ đẫm nước, bên mớ rau đồng xanh non, là những con ếch, nhái đã bị lột da tuyệt vọng chắp tay lạy lia lịa, ọc ạch nhảy trên mâm, na cái bụng trứng lặc lè. Ai cũng có thể nhìn thấy muôn vạn hạt trứng nhỏ lấm tấm bên trong. Dài theo lối đi, người ta bày bán mấy con cá lóc ốm nhom vật vờ bên cạnh lũ cá rô, cũng lép kẹp, chỉ bụng là quá khổ vì phải bọc lấy trứng. Cá quãng này ăn không béo, nhiều nhớt, tanh, thịt cứng, dai nhách. Dường như lũ cá đã cố ép xác, tự làm mình xấu đi, già đi, nhếch nhác, xóa dấu của sự hấp dẫn để bảo vệ lũ con sắp chào đời nhưng cũng không thoát khỏi bàn tay của con người.

Nhưng giữa chợ đời, chẳng mấy ai để tâm mà cám cảnh cho phận rồng rồng, cho con cá... có bầu, như mẹ. Hay ai cũng thấy bất nhẫn, nhưng họ cũng im lặng làm ngơ, như mẹ. Khi lấy đũa gắp mớ rồng rồng kho tiêu thơm lựng, họ cũng thấy áy náy, quá nhiều sinh vật mất cơ hội sống chỉ vì một miếng ăn của con người... Hay họ vô tư, chẳng nghĩ gì cả, bằng chứng là những sinh vật tội nghiệp ấy đã bị tận diệt hết sa mưa này đến sa mưa khác, bất chấp lệnh cấm của chính quyền (cũng phải, ngang nhiên bày bán mà có thấy ông chính quyền nào lên tiếng đâu, mắc gì phải sợ).

Mẹ đắn đo rất lâu, mẹ sợ suy nghĩ kia được nói nên lời sẽ là quá tàn nhẫn đối với đứa trẻ. Cuối cùng, mẹ nói, tại bà con mình còn nghèo. Vì nghèo, nên phải dầm mình kéo từng bầy rồng rồng, lội ròng rãi trên khắp đồng bãi tìm bắt từng con nhái, con ếch để đổi lấy ít gạo. Vì nghèo, nên đang cạy cơm cháy bữa sáng đã lo ngay ngáy bữa chiều, hơi sức đâu nghĩ tới tương lai xa vời. Và vì bụng chưa no, nên những gì người ta rao trên đài, nào là phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn hệ sinh thái... chỉ là những ngôn ngữ xa vời.

Mẹ buộc phải nói những điều quá phức tạp, đối với thằng con năm tuổi. Nhưng đó là câu trả lời bao dung nhất, ít đau đớn nhất... Chắc chắn, lớn lên nó sẽ hiểu. Chỉ sợ, lúc đó, những sản vật của ao đồng trở thành hàng quý hiếm. Và vĩnh viễn thằng con không biết âm thanh ếch, nhái kêu ran ngoài đồng sau mưa, cảnh cá rô, thác lác ục sôi dưới đìa mùa hạn, tiếng cá lóc táp lụp bụp như dừa rụng xuống ao.

Tất cả những thứ ấy, như một món nợ mà lớp con cháu không thể đòi lại từ những thế hệ đi trước. Có trả nổi đâu mà đòi...
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Sống đầy

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:11 am

Nguyễn Ngọc Tư

Đề tài trong buổi cà phê sớm nay là một người bạn ở Thới Bình vừa mới bị tai nạn giao thông. Chị ấy giờ nằm im re một chỗ do chấn thương cột sống. Sẽ bình phục, có điều hơi lâu, bác sỹ nói chừng ba tháng mới mong ngồi dậy. Mọi người tần ngần nói, kiểu này chắc phải tổ chức đoàn đi thăm.

Trong đám người, chỉ tôi là chưa biết chị nhiều. May mắn, nghe tên chị, tôi cũng nhớ được người phụ nữ nhỏ nhắn, gò má hơi cao, da ngăm ngăm, tóc ngắn, hay cười. Thấy loáng thoáng đôi ba lần, tôi và chị chỉ kịp gật đầu chào rồi thì chìm lịm trong không khí đám tiệc, hội họp. Kiểu đó thì có gặp nhau hàng trăm lần cũng không gọi là gặp.

Anh họa sỹ thì khác, dù bốn năm rồi chưa chào chị nhưng anh đã “gặp” trong ký ức của mình. Lần đó anh về Thới Bình tổ chức triển lãm, chị đi te te qua, phụ giúp anh treo tranh xong, quây quần ngay tại phòng tranh nhậu tưng bừng. Tối mịt chị mới ngẩn ngơ, “Hồi sáng nhỏ em dâu nhắn về bên má chế ăn bánh xèo, nhưng nghe em tới Thới Bình không lẽ chế để em một mình…”. Nhắc kỷ niệm đã xa thẳm hơn một ngàn ngày mà giọng anh họa sỹ vẫn còn xao xuyến, “bà chế đó chơi dễ thương quá chừng”.

Giới văn nghệ sỹ hay chia ra hai dạng người, hoặc chơi được, hoặc không. Và chị thuộc hàng “chơi được”. Khách tới, ngay lập tức sẽ được thưởng thức những gì quý nhất, ngon nhất của nhà chị. Trong lòng Một - phóng viên, là hình ảnh chị giăng mùng sẵn rồi ngồi đợi cửa mỗi khi nó về Thới Bình săn tin. Sáng sau mới mở con mắt ra, Một đã thấy chị dọn nồi cháo trắng với ơ cá bống kho còn nghi ngút khói. Với Hai, đạo diễn phim tài liệu, cái tên chị đi kèm với mùi… mắm lóc dậy động cả góc lòng. Chị làm mắm khéo, con cá chắc nụi, từng thớ thịt đỏ au được bọc bởi một lớp thính gạo thơm lựng. Thứ mắm này đem chiên không bị vỡ ra, chỉ khi ta đụng đũa vào mới biết nó đã mềm rục từ hồi nào. Biết Hai ưa mắm chết bỏ không thôi, chị hay gởi cho. Những bữa đi làm về, thấy gói mắm lóc treo ngoài cửa, Hai biết chị từ Thới Bình lên, có ghé qua nhà.

Cứ vậy, mỗi người góp một vài câu, họ lục lọi trong miền nhớ những câu chuyện hết sức ngộ nghĩnh. Nhân vật chính vẫn là chị. Nhan sắc chẳng phải là mặn mà lắm, chức vụ cũng lèng èng ở một phòng ban cấp huyện, nhưng chị lại làm người ta nhớ lâu. Ba, phóng viên của Đài truyền hình tỉnh kể, “Hồi còn làm lính của chị ở Thới Bình, có một lần tui nhậu say quá trời đất, không thèm đi trên đường, tui nhảy xuống lội sông về nhà, tội bà chế, cũng nhào xuống nước bơi theo, sợ tui chết chìm. Vừa lội bì bỏm, vừa chửi, vậy mà gần một cây số tui mới chịu leo lên bờ”.

Theo Mười, nhà văn, thì chị đã nghĩa khí từ hồi nhỏ. Từ nhà tới trường ngót năm cây số, Mười với chị học cùng nhau. Những bữa ba chị tan sở, gặp hai đứa dọc đường, ba chị rề lại biểu chị lên xe đạp ba chở về. Chị lắc đầu, “Ba để con đi bộ với nhỏ Mười cho vui”. Nhà chị khá giả, Mười thì nghèo, nhưng đi chơi chung, không bao giờ chị mặc áo đẹp hơn, chạy xe sang trọng hơn. Lớn hơn một chút, chị cũng để Mười có người yêu trước, chị mới chịu… yêu. Vụ va quẹt vừa rồi Mười đi chung chị, hai đứa té văng hai nơi, chị quýnh quáng biểu người đi đường, “Lại đỡ cho nhỏ đó dùm, khỏi lo cho tui…”. Rốt cuộc, Mười chỉ trầy xước sơ sơ, còn chị đau nặng. Chuyển qua ba bảy bệnh viện. Cuối cùng chị được về nhà. Mười có tới thăm rồi, kể, trên giường bệnh có tới hai điện thoại, một chồng hồ sơ giấy tờ cao ngệu, chị nằm ở đó mà điều hành công việc ở cơ quan gọn hơ. Còn viết được hai kịch bản ngắn để chuẩn bị cho hội diễn sân khấu quần chúng. Mười nói, chỉ thiếu cái máy vi tính (treo đòng đưa) trước mặt nữa thôi, chị đã biến cái giường gầm chân cầu thang ấy thành… phòng làm việc. “Người gì, hễ làm là quăng nguyên con vô, làm bất kể chết”, Mười chặc lưỡi, giọng như khen ngợi, như than thở cho con bạn. Lại như so bì, bởi ít ai được như chị, chơi hết mình, làm hết mình.

Và sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hái được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường. Chắc chị chẳng bao giờ tiếc nuối, than vãn khi ngày đi qua, tuổi đi qua.

Dứt khoát đi Thới Bình thăm chị, đám người kết luận ngay khi tan buổi cà phê sáng. Tôi cũng đi. Và tôi nghĩ tới chuyến đi ấy bằng một nỗi xốn xang, như thể chị với tôi đã thân thiết tự hồi nào.
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Ra đường dạy con

Bài gửi  kiemhoang 12/1/2010, 6:12 am

Nguyễn Ngọc Tư

Con gái của người mẹ trẻ đã năm tuổi. Ngần ấy thời gian bà mẹ trẻ ngấm dần những trải nghiệm, rằng mang nặng đẻ đau không cực bằng đút cơm cho con bé, sau lại thấy cảnh lúp xúp cầm chén cơm rượt theo nhỏ con (vốn biếng ăn kinh khủng) không cực bằng dạy nó nhận thức việc tốt xấu ở đời.

Bà mẹ nghĩ thế hệ mình còn nghèo, tất bật kiếm miếng ăn nên bỏ qua việc sống bặt thiệp, lịch sự, văn minh. Thôi để con nó làm những điều ấy thay mình (điều đó làm mẹ đôi lúc buồn cười, tham vọng mình lớn vậy sao, định cải sửa cả một thế hệ à...). Buổi sáng mẹ chở con đi học, mẹ dạy, “con đừng khạc nhổ ngoài đường, làm vậy người ta cười, nói mình không lịch sự”. Tức thời có chú ăn mặc tử tế chạy xe đằng trước ngoẹo đầu phun cái vèo, may mà né được nếu không bị gió tạt nước miếng vô mặt. Mẹ thấy… bối rối, lanh trí nói, “Đọ, như chú đó mọi người không ai thích hết”. Vẻ mặt nhỏ con có vẻ ngờ ngợ, có lẽ nó thấy kỳ vì nhiều người lớn không cần được yêu. Mẹ nhận thấy những bài học ngoài đường hay kèm theo… rủi ro. Mẹ nói với con rằng bỏ rác vào thùng mới ngoan, nên đứa bé khư khư cầm vỏ kẹo trong tay chờ mẹ chạy xe lòng vòng tìm cho được thùng rác. Qua mấy khúc đường đó, hai mẹ con thấy có một chị quét hắt rác từ nhà ra đường, một người thả lắt lay theo gió tấm giấy gói bánh mì, và ai đó đổ tháo ra đường một vũng… cặn heo. Mẹ thấy bất lực vì trong mắt con đầy hoài nghi. Khi rác được quăng vô thùng, con thở khì một cái, thỏ thẻ, “Mẹ thấy con giỏi không. Nhưng giỏi làm chi mắc công quá hà, mẹ”. Mẹ im lặng, thấy buồn.

Ai đâu dè dạy con khó dữ vậy. Dặn con đừng nói lời thô tục, nên lần nào vợ chồng cặp bên vách đánh nhau, mẹ phải lật đật đi mở nhạc, vặn to volume cho át đi tiếng chửi thề xoi xói. Biểu con đừng quăng vỏ chuối, hay mảnh giấy xuống sông nhưng nước sông đã ngầu, lúc nhúc rác rưởi. Khuyên con giữ lời hứa, nó day lại nói, hôm trước đi thi bé khoẻ bé ngoan cô giáo biểu hát hay cô cho kẹo, “mà con đâu có thấy”. Rồi mai rồi mốt, bà mẹ biết việc dạy con sẽ dần dần khó khăn hơn. Làm sao để thuyết phục nó rằng ăn mặc kín đáo, giản dị là đẹp trong khi các cô gái đang vòng cổ vòng tay dây nhợ lòng thòng diêm dúa, ngược lại, áo quần thì chỉ một vài mảnh vải đắp thờ ơ, hở trước hở sau, hở trên hở dưới. Làm sao để con nó tin được rằng vẻ đẹp tâm hồn mới quan trọng khi người ta treo bảng rao, cần tuyển nhân viên, ngoại hình đẹp… Nói về sự sâu sắc của tâm hồn khi người đời đang nhìn nhau, đánh giá nhau bằng quần áo, trang sức, bằng xe, bằng nhà… không biết đứa con có nghe không. Nó có tin mẹ không khi mẹ nói về sự trung thực trong khi bạn nó quay cóp luôn luôn được điểm cao, xếp hạng đầu. Câu chuyện của mẹ về lòng nhân từ sẽ chìm lỉm giữa cảnh chiếc ô tô dấn ga cán bừa lên sọt cà chua – gia tài của người nông dân lỡ đổ ra đường, vì chở nặng. Chẳng ai đỡ giúp chiếc xe, hay nhặt giúp trái cà…

Vậy mà, lái con tàu hoang dã thơ dại ấy về cái bến đầy hoa cỏ chẳng dễ dàng gì. Mẹ biết phải nỗ lực nhiều, nhưng chỉ tấm lòng người mẹ thôi không biết có chống chọi được với muôn mặt cuộc sống để dẫn dắt con mình vào con đường tử tế?
kiemhoang
kiemhoang
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 07/10/2009
Age : 62
Đến từ : Cam Ranh

http://phongvhttcr.gov.vn

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Ma và người

Bài gửi  bamiennui 13/1/2010, 5:57 am

Nguyễn Ngọc Tư

(Gởi những ai sợ hãi bóng đêm)

Hồi tôi sống với ngoại, lúc sáu, bảy tuổi gì đó, tôi bắt đầu biết sợ... ma. Sợ vì tin rằng có ma trên đời. Để ý thì thấy, lần nào ngoại tôi vấp chân, bà cũng từ tốn nhìn quanh, giọng nửa trách móc, nửa tôn kính: “Mô Phật, ai mà giỡn kỳ, đẩy bà già này làm chi?”. Không ai trả lời, chỉ có gió rợn sau nhà. Đám giỗ, ngoại bày năm mâm cúng, lúc nâng ba cây nhang nghi ngút khói ngang trán, ngoại lâm râm vái có kinh có kệ có dò có dọc như thể người nào đó đang ngồi chình ình trước mặt. Tàn nhang cong queo, ngoại mừng húm nói bữa nay có ông bà về. Nhưng ngoài tôi ra, trước sân chỉ rụng xuống một vài lá vú sữa rập rờn. Tôi tin có những người nào đó tồn tại quanh mình, trong một thế giới vô hình, dù ngoại không hề dọa ma. Vì vậy, suốt những năm sống với ngoại trong khu vườn gần đồn Chẹt, tôi chẳng bao giờ lẻn ra vườn bởi ghê cái ao trước đây có ông lính cộng hòa say rượu té chết, một mình không dám ra sông vì ngoại kể hồi chiến tranh, sông trôi xơ xác những xác người. Cũng không leo trèo hái trái trên những cây me cổ thụ, loại cây mà ma khoái ở (thì nghe nói vậy). Nửa đêm thoi thóp nghe chim cú kêu bên hè (khốn khổ, vì vườn xưa, nhiều cây cao nên chim cú thích ở, đêm nào cũng kêu xa kêu gần). Quãng đó tôi sống tốt dễ sợ, đến nỗi không dám... ăn vụng vì nghĩ mình làm bất cứ chuyện xấu xa nào cũng có kẻ nhìn thấy, ớn muốn chết.

Ma đem lại cho tôi rất nhiều cảm xúc mãnh liệt (điều này hơi giống... tình yêu). Trong sợ hãi có một chút thích thú. Muốn quay đi nhưng cũng rất tò mò, hiếu kỳ. Sợ, nhưng thích xem phim kinh dị, tới đoạn rùng rợn lại che mặt. Người sợ ma nhất luôn có bộ sưu tập nhiều chuyện ma nhất. Và trí tưởng tượng được sử dụng hết cỡ. Những cây tre cọ vào nhau trong đêm giông, tiếng cú kêu, tay chuối khô vật vờ bay trong đêm, vài con bướm lớn màu xám lặng lẽ đậu im lìm trên vách, một góc nhà hơi tối và lạnh lẽo... đều là mối dây liên hệ với... ma. Ngay cả chạy trên đường, tiếng bước chân mình mà tưởng chân ma rượt, báo hại càng chạy càng thấy nó đuổi sát bên mình. Buộc phải sợ, thế giới đó quá bí hiểm, chưa ai được mon men ra biên giới giữa hai cõi hỏi thăm, người đi về cõi đó cũng không trở lại để... kể.

Phải sợ, vì người ngoài sáng, ma trong tối. Ma lượn lờ quanh mà mình chẳng thấy, đến lúc chợp mắt, ma lại hiện ra trong những giấc chiêm bao. Tôi, cũng như nhiều người chưa thấy ma bao giờ, nhưng nghe kể chuyện đã thấy ám ảnh, hãi hùng. Người đời thêu dệt hàng ngàn câu chuyện ma khác nhau, nhưng đối tượng chính thì giống hệt, thường là những người phụ nữ xinh đẹp mặc toàn đồ đen hay trắng (có lẽ thế giới đó không chuộng mốt, chưa nghe ma mặc áo chim cò, áo yếm hoặc váy ngắn), tóc đen dài, và khi muốn làm con người sợ hãi, ma khoe cái lưỡi dài, đỏ lòm. Ma hay vật vờ than khóc trên những cây cổ thụ, hay mời người ăn bánh (nhưng khi tỉnh ra thì thấy bánh là bùn). Rất nhiều truyện kể ma đứng bên đường quá giang xe những người đàn ông, rồi biến mất bằng nhiều cách, hoặc đi vào ngôi cổ miếu nào đó, hoặc lặng lẽ tan đi mặc cho anh nọ vẫn nói huyên thuyên đằng trước.

Những câu chuyện ma bắt đầu làm cho tôi thích thú, đơn giản vì tôi hết sợ. Tôi không tin tuyệt đối vào sự huyền bí, nếu có thì ma đâu sao không vặn cổ bọn người xấu đang nhởn nhơ giữa đời kia. Hiểu ra điều đó, tôi tiếc vì mất đi một lý do để mình sống... tử tế. Nghịch lý, là khi tôi tỉnh táo, thấu đáo được một điều gì đó thì đời bỗng buồn hơn.

Bỗng ngỡ ngàng thấy người đáng sợ hơn ma. Chẳng biết được ai là bạn, là thù, ai yêu mình, ai ghét mình, trong khi ma đã tách bạch ở một giới tuyến tối tăm khác. Nói tới ma, biết ngay là giặc. Còn người thì lẫn lộn trắng đen, khó nắm bắt. Ma muôn đời đơn điệu vài chiêu dọa người, người lại nghĩ trăm phương nghìn cách hại nhau. Vậy mới sợ.

Phát hiện ra điều này, tôi buồn suốt một khúc thời gian, ganh tị với kẻ sợ ma rón rén trông buồn cười mà hạnh phúc. Tháng Giêng rồi, tôi đi H. chơi. Nghe nói nhà trọ xây trên nền nghĩa địa cũ, cả đêm hai đứa con gái cùng phòng mở đèn sáng rực, nghe gió rít qua khe cửa sổ, trằn trọc chờ... ma. Báo hại tôi ngủ không được. Trăn trở nghe bụng cồn cào, tôi mò ra quầy bar, mua ly sữa nóng. Anh chàng trực quầy cao lớn đang ép nước trái cây. Lúc anh ngẩng lên, tôi giật mình trước nét mặt đẹp, rất nam tính nhưng lạnh tanh, thật ngầu. Lúc ấy tôi bị bội thực những nụ cười giao đãi nên thấy thích anh chàng này, đứng nấn ná nói một vài câu chuyện bâng quơ. Tôi kể mình vừa thấy ma. Anh cười. Tôi nói em thấy ma thiệt. Anh lại cười. Tôi nói bạn em cũng thấy ma, nó đang sợ phát khóc trong phòng. Mắt anh ta nhìn tôi có vẻ tần ngần, cuối cùng anh hỏi, con ma ra làm sao. Tôi ngập ngừng, ra bộ vẫn còn hãi hùng lắm, nói chị đó mặc đồ nâu đen, tóc dài, cài nơ đen. Anh ta im lặng, nhìn chăm chăm vào cái máy xay đang kêu tè tè. Anh bỗng ngẩng lên: “Em à, con nhỏ đó hiền lắm”.

Tôi đứng day ly sữa trong tay, cảm động muốn chết. Chẳng ai nói về ma, về nỗi sợ hãi thường trực trong lòng bằng cái giọng ấm áp, bao dung, bình thản, chân thành như vậy. Như thể anh đang nói về một đứa em nhỏ, một người bạn thân, một đồng loại...

Thật đơn giản, lâu nay người ta cứ nghĩ ai đó là kẻ thù trong khi họ cũng có thể làm bạn. Tôi lại tin có ma ở trên đời, nhưng không phải để sợ hãi...
bamiennui
bamiennui
Cấp 3
Cấp 3

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 08/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Tuyệt đối yên tĩnh

Bài gửi  bamiennui 13/1/2010, 5:57 am

Nguyễn Ngọc Tư

Có cái gì đó thật bất thường, trong những ngày này. Mọi thứ bỗng ngưng đọng, bỗng chậm rãi như một thước phim quay chậm. Tôi mở cửa sổ, gió lùa vào thiu thỉu. Trang giấy trắng lơ phơ trên bàn cũng là một dấu hiệu không bình thường.

Ơ, chẳng phải mình đã từng ao ước có một chỗ yên tĩnh như thế này, ao ước đến cháy lòng sao. Chẳng phải mình đã quá phiền não với không khí ồn ả đến khê đặc của nhà mình sao, đã rêu rao “Tui mà kiếm được một chỗ vắng vẻ, tui viết cho thấy đẹp”.

Bây giờ thì thoả nguyện rồi, bây giờ thì chẳng ai quấy rối. Cũng phải tính toán vất vả lắm mới dứt bao nhiêu là mối lo, bao nhiêu là công việc chỉ để ra đây viết… tiểu thuyết. Vậy mà trang giấy vẫn kiên nhẫn trắng, tôi sốt ruột quá, ngơ ngẩn không hiểu vì sao không viết được dòng nào, chữ nào. Cái chỗ này đúng là chỗ viết văn đây, không khí quá phù hợp để những dòng văn chương chảy ra lai láng. Ngày đầu tôi sướng mê mụ đi, rối rít cảm ơn đứa bạn đã nhường cho một chỗ tuyệt vời. Đó là căn chòi nằm trên cánh đồng vắng ngắt, không một bóng người. Lâu lắm mới có tiếng gà gáy, nghe xa xắc, eo óc. Lâu lắm mới nghe tiếng trẻ nít gọi nhau ới lên một tiếng, rồi nín bặt. Lặng phắt. Chờ mãi chỉ nghe được tiếng con chim nào bay ngang hót vang. Nhưng đám chim cũng đi mất. Giữa cơn nín thở của đất trời, tưởng như nghe được tiếng thân cây nứt ra để nhú cành mới và con châu chấu nào đó nhảy chồm chồm trên bờ cỏ xanh rờn. Như có thể nghe kiến bò theo vách lá, và thằn lằn chạy cũng bắt… giật mình. Trong cái yên tĩnh tuyệt đối, tưởng mình có thể nhìn thấu lòng, thoải mái viết ra những cảm xúc đã được dồn nén. Vậy mà chẳng viết được, thiệt tức. Hôm thứ hai, lãng đãng trong căn chòi là cảm giác chờ đợi, nhớ tiếc, bồn chồn. Sang ngày thứ ba, nghe heo kêu éc lên mị trong vườn, tôi thấy mình… mừng húm, bỗng dưng.

Tôi hay nhìn về phía mặt trời, coi chỗ đứng của nó, và nhìn màu nắng, trong lòng day đi day lại cái câu, “giờ này ở nhà mình…”. Nằm giữa hừng đông, xốn xang nhớ, giờ này ở nhà mình, hai vợ chồng ông già mù bán vé số đã rao văng vẳng trên đường, thằng con lồm cồm ngồi dậy, rối rít, “thức dậy, mẹ ơi, bữa nay đi học hay đi ngoại... ”. Rồi hàng xóm cũng thức, cửa sắt rít lên chói lói, có đứa con nít khóc nhoi. Chợ phường nằm bên kia đường, mấy chị bán cá tranh nhau níu kéo mời khách, bao nhiêu người là bấy nhiêu giọng, có ngọt có chua, có người nói nghe chói lói, ngồi ở nhà mà biết sáng nay chợ có cá gì. Cô bán cà phê bên nhà đập nước đá nghe giòn tan trong mớ âm thanh hỗn độn của xe cộ, tiếng động cơ xà quần với tiếng còi, bỗng tay chơi nào rú ga chiếc Su - sport, nghe tẹt tẹt như người ta xé vải. Chùng trong giây lát, mấy xe hàng rong lại lũ lượt đi qua mở nhạc bùng xoè.

Mặt trời đổi sắc, dòng âm thanh cũng biến chuyển. Giữa trưa thánh thót tiếng rao chè, nghe thích hơn ông bánh mì Sài Gòn chẳng bằng trắc gì cứ đều đều bắt buồn ngủ, lâu lâu nghe ông xe ôm kêu giựt giọng “Ê đi hôn…”, nhắm mắt, trùm tám lớp mền cũng thấy thằng cha đen nhẻm, với vẻ mặt chờ đợi và hy vọng, ngón tay trỏ hướng lên trời. Chợ bên ấy tan rồi, nghe lạc xạc tiếng chổi quét dọn, những thau chậu va vào nhau. Chiều xuống mau, thằng bé tật nguyền cầm xấp vé số ế trên tay khóc thút tha thút thít cuống quýt chạy qua. Tốp công chức đi làm về xuề xòa trong quán nhậu, đập khăn lốp bốp, giòn hơn cả tiếng vỏ chai bia rơi dưới đáy thùng. Và ngày tan mất, nhưng âm thanh cuộc sống chưa một phút ngừng. Cho dù chương trình trong ti vi đã hết, người hàng xóm đã tua mấy bận cuốn băng cassette Trường Vũ hát thiu thỉu, rền rền. Cho dù quán nhậu bên đường đã đóng cửa, xe cộ đã thưa. Ngủ một giấc, thức dậy đã nghe tiếng chổi quét đường xao xác, trẻ con lại khóc ré lên, đám cưới gần chơi vơi giọng đờn ca lẫn trong tiếng heo kêu hoeng hoéc. Cuộc sống dường như chưa bao giờ lặng tắt.

Lấy chồng bảy năm, bảy năm bỏ quê ra thành, bảy năm trôi trong dòng âm thanh hỗn độn, bảy năm thấy ngộp thở, bảy năm ao ước sự yên lặng, bảy năm nghĩ ở môi trường nào đó mình có thể viết hay hơn... Vậy mà giữa lúc thinh lặng trong căn chòi giữa đồng lại thấy trống vắng, nhạt nhẽo, thấy chới với như con cá bị bắt khỏi nước, thấy việc chui ra đây hơi bị… cầu kỳ. Con người ta đúng là hay đứng núi này trông núi nọ, nghĩ lại không biết chừng nào mình mới yêu quý, thoả mãn những cái mình có đây.

May nhờ có những ngày này, thênh thang giữa đồng khơi, mình với mình cun cút vắng tanh mới nhận ra việc chồng hiền, nhà xấu, nhà nghèo, hoàn cảnh chung quanh tác động chẳng ăn nhập gì với chuyện viết… dở. Dở là dở, chẳng tại ai hết…
bamiennui
bamiennui
Cấp 3
Cấp 3

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 08/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Tần ngần giữa chợ

Bài gửi  bamiennui 13/1/2010, 5:58 am

Nguyễn Ngọc Tư

Chị đi chậm, bước chân hơi ngập ngừng, đắn đo, chị xách giỏ dạo vòng qua chỗ cá, chỗ thịt, chỗ rau rồi vòng về chỗ cá, đứng ngây ra, vẻ mặt hơi dại đi, ngẩn ngơ. Lại đi hai ba vòng chợ nữa, chị dừng chân, thở hắt, kêu lên, “mèn ơi…”. Bạn đoán coi chị đang nghĩ gì... a. không biết mua gì; b. đang lo lắng vì giá lên mau như một cái chớp mắt; c. làm sao để chuẩn bị một bữa ngon cho cả nhà. Tôi chọn d, chị nghĩ tới tất cả các điều trên.

Có lần thấy chị đứng tần ngần giữa chợ, tôi bỗng nghĩ, phải mình là điêu khắc gia, thể nào cũng chở đá Non Nước về mà tạc tượng chị. Chỉ sợ là tượng đẽo xong mờ nhạt (như những tượng đài anh hùng luôn giống nhau, giống nhau cả ở nét mặt chẳng hồn vía gì), tôi làm sao tạc được vào đá gương mặt chị, như lo lắng, như ngơ ngẩn, như đang nghĩ lung lắm mà cũng có vẻ trống rỗng, vô định, như chẳng biểu lộ gì mà chan chứa thương yêu. Chị còn làm khó tôi – một điêu khắc gia (giả bộ) cả ánh mắt ngượng nghịu của chị khi bắt gặp người khác đang nhìn mình. Chị cười xòa, phân trần, không biết mua gì…

Vì chợ sớm mai có quá nhiều thứ để mua. Những con cá đen nhẫy đang quẫy nước trong tiếng kêu ôi ối của mấy người đàn bà. Đống rau cải mướt sương đêm chất ngồn ngộn dưới nền chợ. Những tảng thịt đỏ tươi, còn ấm nóng trên tay... Hàng hóa ê hề, nhưng ít dần, trừ dần khi chị nghĩ tới từng người ở nhà. Chị có mẹ chồng, không thích thịt, hay cá lóc, bí xanh, khoai ngọt, củ cải, mỗi lần nấu canh mướp, bà mẹ than đau nhức khắp mình. Chồng chị lại không mặn mà cá trê, ghét bông bí, đậu bắp, cải xanh (trời ơi, toàn là những thứ chị khoái mới khổ chứ). Thằng con lớn trèo lên mâm thấy cá rô kho với dĩa dưa giá là nhăn mặt toan tụt xuống. Và cứ thế, chị chẳng còn bao nhiêu cơ hội chọn lựa. Cầm cái bắp cải hay bó cải rổ, lại lo người ta tưới lên ấy những gì. Mua trái lê, trái táo, tần ngần nghĩ không biết mấy thứ này có bị ngâm hóa chất giữ cho tươi lâu? Ngó con gà nằm trên sạp da vàng óng, chị tần ngần nghĩ tới cúm gia cầm.

Lâu rồi, chị đã không ăn những món mà chị thích (người trong nhà thì không). Chị bưng tô rau má (hay rau dền) nấu canh nghi ngút khói lên bàn, nhìn bà mẹ hớn hở suýt xoa để vui, để quên mình đã ăn mấy thứ này hồi còn ở quê, suốt mười mấy năm, mắc chán. Thế nhưng món bí đỏ hầm dừa thì lâu lâu chị lại nhớ nức nở, bỏ công nấu một nồi con con, chẳng ai trong nhà hưởng ứng. Đi ngang qua chỗ bán rau cải, chị nhìn mớ bông bí thòm thèm, nhưng nghĩ chỉ một mình ăn thì vui gì.

Biết bao điều phải nghĩ, đã cực lòng lắm rồi, lại thêm giá vùn vụt lên. Mau như trở bàn tay, món tiền hôm nay chỉ mua được nửa nắm rau hôm trước. Con cá trong giỏ cứ nhỏ dần đi, nỗi áy náy thì ngược lại, lớn ngợp lòng. Người nào rời mâm cơm trước chị cũng bần thần hỏi vói theo, “bộ đồ ăn không ngon hả?”. Trời ơi, làm nội trợ, ai nói sướng nào?

Đóng vai thần thừ giữa chợ năm ba lần, tôi đã biết cảm giác bồi hồi của chị khi lướt nhanh qua con cá to nhất, con cua chắc nhất, về đến nhà vẫn ám ảnh, nghĩ mình vừa bỏ lỡ một bữa ăn ngon cho cả nhà. Tôi biết chị yêu thương nặng oằn mà mớ tiền lại nhẹ hẫng trên tay. Trải qua mới hiểu, những lúc ấy mình dụng công suy nghĩ, cảm xúc đầy còn hơn… viết văn. Nhiều lúc quên đây là chỗ kẻ bán người mua, bởi nhìn thấy chùm trái giác, hay mấy cái bắp chuối đặt cạnh rổ rau đắng đất, hay xô ốc lác đầu mùa mưa, hay những trái mãng cầu chín… là kỷ niệm tuổi thơ kéo ra dài ngoằng có dây có nhợ, những ngày lam lũ thức giấc dậy động trong lòng.

Tôi biết, có nhiều lần, anh thấy chị trở về chỉ mấy trái cà, vài ba con cá, anh gắt “Đi cả buổi…”, nhưng anh biết không, trong cái giỏ đồ ít ỏi đó, oằn trĩu niềm lo nghĩ, nỗi thương yêu…
bamiennui
bamiennui
Cấp 3
Cấp 3

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 08/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Chuyện ngoài... văn chương

Bài gửi  bamiennui 13/1/2010, 5:58 am

Nguyễn Ngọc Tư

Có một dạo bạn bè tôi sốt ruột nhắn hỏi sao lúc này chẳng thấy viết gì (câu này thấy nhẹ nhỏm vậy mà tôi sợ muốn chết, nó luôn mang ý nghi ngờ “hình như con Tư tiêu rồi”). Tôi buộc phải ngó lại coi mình đã làm gì mà không viết. Cũng chẳng phức tạp lắm, thí dụ thời gian của tôi chia làm năm phần, thì một phần tôi lên mạng tìm hiểu những sản phẩm kỹ thuật số mới nhất (mua chúng lại là chuyện khác), một phần cho công việc nhà và công việc cơ quan, đọc sách báo chiếm một phần, một phần dành để viết ba lăng nhăng. Chỗ thời gian còn lại, thật ngạc nhiên, tôi sử dụng để đi… đám.

Tôi là con gái út. Ba tôi cũng thứ út. Mà thôi, kể lể một hồi giống như làm gia phả. Nói vầy cho dễ hình dung, bên nội tôi như cây cổ thụ chi chít nhánh to nhánh nhỏ, nhà tôi thuộc hàng… mút đọt. Bên ngoại, má tôi lại là cành lớn nhất, gần gốc nhất. Má tôi tính mỗi tháng họ hàng nội ngoại có sơ sơ chừng bốn đám (bao gồm nhiều loại hình đám giỗ, đám cưới, thôi nôi đầy tháng, kể cả đám… ma). Đó là chưa kể đối xử với xóm giềng. Nhiều lần nghe má liệt kê danh sách đám tiệc những ngày sắp tới mà toát mồ hôi dù trời đầy gió.

Ở quê lưu truyền câu chuyện khá vui, có ông nọ cháy nhà không chịu vác ti vi, cassette ra ngoài, chỉ gò lưng na cánh cửa chạy. Bởi trong cánh cửa có ghi ngày đám giỗ của bà con, hàng xóm. Nhà tôi không có cánh cửa quý báu, bởi má tôi nhớ hết, thuộc hết. Đám gì thì đám, chứ cúng quảy ông bà tuyệt không được quên, má thường nói với mấy chị em tôi, giỗ tổ tông còn quên thì sao làm ăn nông nổi.

Hồi còn con nít, tôi thích đi đám vì được ăn ngon. Lớn lên bỗng không thích, vì buộc phải làm công chuyện, trong khi tôi chẳng khéo khôn gì (rang đậu phộng còn khét…). Lớn thêm chút nữa, vẫn còn xớ rớ khi vào bếp, nhưng tôi bắt đầu… thực dụng, khi thấy ba má mình có tuổi, nghĩ mình đến nhà người ta (có qua) để dịp nào đó họ tới với mình (gọi là có lại). Ngay thời điểm này tôi lại thích… đi đám (mà không so đo chuyện ba má mình già).

Đó là mối quan hệ ngoài gia đình duy nhất mà tôi còn duy trì, sau khi để vuột khỏi tay đám bạn bè, đồng nghĩa với đánh mất thú vui la cà, bù khú. Đó là khi vùi vào những câu chữ đến bạc người, thèm một ai đó để cười, nói vài câu bông lơn thì má tôi rủ, rằm này đi đám không. Dại gì tôi không gật đầu, đi thì đi, để chạy trốn cái cô độc đang rợn ngợp trong lòng. Những câu chào hỏi, những cái cười giòn rụm trên môi, khói tầng quầng trong bếp, hương thơm của những món ăn, nhang khói ngào ngạt ở gian nhà thờ, bóng người tất tả bận bịu… rót đầy lại cái không gian đã bị văn chương rút rỗng.

Tôi không thích đám tang (hợp lý, chẳng ai thích), bởi tôi hay cười, cười để khỏi phải nói, nhưng đến chia buồn mà ngoác cái miệng ra cười hoài khó coi. Những cái đám cưới gả ở chợ lại quá dư tưng bừng, thiếu thân mật, lúc đến lơ láo, lúc về lơ láo.

Tôi thương những đám giỗ ở quê. Mê nhất nhất là cái hồi người ta chưa đi đám giỗ bằng… tiền, hàng xóm hay mang lại những thứ mà họ có, mục măng tre, rổ cải xanh, con gà mái, mớ tép đất hay mấy con cá trê vàng. Bữa cúng coi giản dị vậy nhưng đã được gia đình chuẩn bị rất lâu, họ để dành mấy giạ nếp hồi đầu mùa gặt, rồi dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị củi to củi nhỏ, lá chuối, lá dừa… Hôm trước giỗ chính mọi người dành cả một ngày gói bánh, sao cho dư nhiều để… cho. Có bữa ra về một quãng xa thì thấy đứa con nít hào hển chạy theo để dúi vào tay tôi nửa đòn bánh tét với mấy trái lê ki ma, thấy mà thương.

Cái không khí đó bây giờ đã phai nhạt ít nhiều, đơn điệu ít nhiều, nhưng sự gắn bó, mối thân tình ruột ràng vẫn còn nồng ấm. Kẻ nằm xuống vẫn làm được điều có ích, là gắn kết người với người. Ngoài việc thắp nhang tưởng niệm người đã khuất (việc này cũng khó khăn, tôi chỉ biết thầm thì nội ơi hay ngoại ơi hay bác ơi, con là con Tư nè), tôi luôn tận dụng những đám giỗ để nhớ mặt họ hàng bà con, vì chỉ gặp dịp này rồi ai lại về nhà nấy.

Hồi chưa có chồng, má tôi dặn nhớ mặt để khỏi… yêu nhau. Sau này nhớ mặt để tránh… đánh nhau, mắc công bẽ bàng. Nhưng họ hàng đông quá, lại chẳng người nào không thay đổi, theo thời gian. Có người già đi, có người dậy thì, nhổ giò, năm trước khác, năm sau thấy khác. Mấy nhỏ cháu hồi nào còn mắc cỡ đấm thùm thụp giấu mặt vào lưng nhau ngoài sàn nước, lần sau gặp đã bồng đứa trẻ, cầm tay thằng bé ngoắc ngoắc mình, biểu “thưa bà cô đi con”, nghe muốn… mếu.

Trong đám giỗ, nghe râm ran cháu nội cô Tư vừa sinh đứa thứ hai, con anh Ba gần đám cưới. Trời ơi, phải có thời gian tôi sẽ tới trước bữa nhóm họ một ngày, hụ hợ mấy đứa cháu cắt bẹ chuối, thắt lá dừa, lá đủng đỉnh trang trí rạp, để coi tụi nó dùng cách nào làm cái rèm rủ bằng bông dừa xiêm tuyệt đẹp.

Đang nghĩ lung tung xèng thì có cô nhỏ lại gần nhỏ nhẻ, tháng mười tới là lễ ăn trầu uống rượu con, cô nhớ về. Về chớ, phải về, vì lần trước lỡ dự đám hỏi của Hường, của Xuyến, nên phải đối xử đẹp với đứa cháu này, gia cảnh con nhỏ nghèo, mình càng phải tới.

Đi đám cũng có triết lý của việc đi đám, vậy đó.

Ở đời, công bằng là thứ quan trọng khủng khiếp nên đi đám người ta cũng nghĩ tới chuyện làm sao cho công bằng, đừng bên trọng bên khinh. Điều này tôi ảnh hưởng chút đỉnh từ má tôi. Để nuôi dưỡng, duy trì sự tử tế, có tháng má tôi ít khi… ở nhà, má luôn áy náy, thằng anh cưới dâu mình ở suốt, con em gả con mình không tới, nó buồn. Hoặc dịp đó, người đó lăn xả trong bếp nhà mình tới hai ngày, bây giờ mình giùm có một buổi, thấy kỳ. Má tôi xài từ “giùm”, tôi khoái. Nó không chỉ thanh thản “đi”, không chỉ bệ vệ “dự”, chữ “giùm” nhiều trách nhiệm, như gánh đỡ lo âu, nghe có tình có nghĩa, nghe ấm lòng. Tôi học chưa được chữ giùm đó. Và cũng chẳng biết đến bao giờ mới học xong.

Nên tôi không tiếc gì nếu nửa tháng trời chẳng viết chữ nào vì bận… đi đám. Văn chương làm tôi mất bạn bè (một số đứa có lịch chơi trẹo ngoe với tôi, một số đứa khác chê tôi làm nghề quá xa lạ, đã vậy còn… nổi tiếng), và tôi cảm thấy không đáng phải đánh đổi. Nếu viết với tôi là sống, những khi không viết tôi cũng muốn sống. Đi đám là một ví dụ…
bamiennui
bamiennui
Cấp 3
Cấp 3

Tổng số bài gửi : 50
Join date : 08/10/2009

Về Đầu Trang Go down

NGUYỄN NGỌC TƯ Empty Re: NGUYỄN NGỌC TƯ

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết