DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 19 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 19 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

Làng gốm Bát Tràng

Go down

Làng gốm Bát Tràng Empty Làng gốm Bát Tràng

Bài gửi  tecahat 10/11/2009, 7:03 pm

Đã từ lâu đồ gốm sứ Bát Tràng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà khảo cổ, thì ngay thời Lý, thời Trần, sứ Bát Tràng đã được xuất đi nhiều nơi như: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Pháp...
Ca dao cổ có viết:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Làng gốm Bát Tràng Download?mode=entry&id=659

Theo truyền thuyết, người làng Bồ Bát (Thanh Hóa) từ thời Lý, ra Thăng Long lập nên phường gốm Bát Tràng ven bờ sông Hồng.
Đầu tiên, làng có tên Bạch Thổ Phường, rồi đổi tên là Bát Tràng Phường, mãi sau này mới gọi là Bát Tràng. Nghề gốm ở đây hưng thịnh suốt từ thời Lý, thời Trần. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi: “Làng Bát Tràng làm đồ gốm. Làng Huê Cầu nhuộm vải thâm....”. Cũng theo sách Dư địa chí còn ghi “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm - Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang, hai làng ấy cung ứng đồ bang giao với Trung Quốc là bảy mươi bộ bát sứ, hai trăm tấm vải thâm...”.
Đã từ lâu đồ gốm sứ Bát Tràng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Theo các nhà khảo cổ, thì ngay thời Lý, thời Trần, sứ Bát Tràng đã được xuất đi nhiều nơi như: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Pháp... Qua khai quật ở cửa cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), phố Hiến (Hưng Yên)..., ta còn gặp rất nhiều hiện vật gốm sứ Bát Tràng.
Các mặt hàng gốm men ngọc, men hoa lan, men rạn của Bát Tràng rất đặc biệt. Như bát, đĩa, đôn, chậu, thống, chân đèn... của Bát Tràng từ xưa đã có một phong cách đặc biệt, không lẫn với gốm sứ Thổ Hà, Phủ Lãng, Hương Canh...
Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, Bát Tràng vẫn luôn có hàng trăm lò gốm nhả khói. Cuộc sống lao động sản xuất thương mại ở đây, từ bao đời, vẫn luôn sôi động. Bến sông thuyền bè tấp nập chở than, củi, đất sét là nguyên liệu sản xuất đến Bát Tràng. Cùng hàng loạt thuyền bè chở sản phẩm gốm từ Bát Tràng đi các tỉnh gần, tỉnh xa. Vào làng, trong bất kỳ ngõ xóm nào, đều thấy tất bật người làm đất, người chuốt hình, người tráng men, người chuyển sản phẩm vào lò, người ra lò. Sản phẩm gốm bề bộn, bày biện trong nhà này, nhà kia, ngõ này, ngõ nọ. Bát Tràng là một công trường thủ công sôi động bậc nhất của đất Thăng Long xưa và nay.
Là làng nằm ven sông, nguồn đất làm gốm ở đây phải đi khai thác từ Sơn Tây, Phúc Yên, Đông Triều về. Nguồn đất sét ở Hồ Lao, Trúc Thôn rất tốt, sét trắng, mịn, chịu nhiệt cao.

Chỉ cần nói riêng công đoạn xử lý đất sét để làm gốm sứ ở Bát Tràng đã thấy lắm công phu. Đất sét chở về, được đổ ngâm vào hệ thống bể chứa bể lọc. Đất sét được ngâm trong nước một vài tháng cho phân rã, tới độ chín, đánh tơi, nhuyễn trong bể chứa, đoạn tháo xuống bể lọc cho lắng, lọc tạp chất hữu cơ nổi trên hớt bỏ. Phần đất sét nhuyễn, sạch lắng dưới được chuyển sang bể phơi, bể ủ. Tới đây, đất sét trắng, mịn, sánh như bột gạo, mới đem lên sản xuất gốm sứ được.
Dụng cụ sản xuất chính của lò gốm cổ là cái bàn xoay. Bàn xoay được chôn xuống đất, người thợ ngồi chân đạp bàn xoay, tay buông bắt từng thỏi đất, chuốt lên thành bình, thành lọ, bát, đĩa. Tay người thợ như có ngữ, họ làm thủ công, vậy mà các sản phẩm có độ giống nhau khá cao, như có khuôn dập. Mãi sau này, kỹ nghệ làm đất sét thật nhuyễn, rồi rót vào khuôn thạch cao để tạo nên các sản phẩm gốm mộc, đã là cuộc các mạng kỹ thuật với làng gốm. Hiện tại, số hàng gốm chuốt tay ở Bát Tràng còn duy trì, song ít. Đa số hàng rót khuôn, vì thế tạo năng suất rất cao cho thôn xóm.
Khi gốm mộc được phơi khô, chuyển qua công đoạn vẽ và tráng men. Người thợ gốm Bát Tràng có hoa tay vẽ hoa lá, chim muông, người vật để trang trí lên đồ gốm tăng vẻ đẹp. Men gốm Bát Tràng xưa nay được xếp hàng nhất so với các vùng gốm khác ở nước ta. Men ngọc, men hoa lam, men rạn... là những men truyền thống của Bát Tràng. Bí quyết pha men ở đây không dễ gì thợ gốm nơi khác bắt chước được.
Qua từng gia đoạn sản xuất, người thợ Bát Tràng lại cải tiến tạo nên nhiều kiểu lò nung gốm thích hợp. Từ kiểu lò cổ truyền xưa là lò ếch, tới lò dàn, lò bầu, lò hộp... mỗi loại lò nung lại thích hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Nguyên liệu để nung lò cũng được thay đổi theo tưng giai đoạn. Từ việc đốt lò bằng cỏ khô, rồi tiến tới củi, than đá, nay có lò thí nghiệm đốt bằng điện, bằng ga, đã dần nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhiều khâu trong sản xuất gốm, song riêng khâu đốt lò vẫn còn giữ nhiều tín ngưỡng. Ngày giờ đốt lò, ra lò, là những ngày thiêng liêng với thợ gốm. Kỹ thuật đốt lò quyết định chất lượng sản phẩm gốm sứ.
Ca dao cổ có nói về gạch Bát Tràng, đó là những viên gạch lớn được xếp làm bao thơi trong lò. Vì được làm từ chất đất sét tốt, được nung trong lò chín đều, nên những viên gạch Bát Tràng ngày xưa rất nuột, chín già. Gạch Bát Tràng xưa thường được dành để xây đình, xây chùa, bó quây bờ giếng, bờ ao làng. Những viên gạch tốt, xây trần, chịu mưa nắng bao năm trời, không rêu, không xói mòn, đủ biết kỹ thuật của người thợ gốm ra sao.
(Theo Nghề Cổ đất Việt của Vũ Từ Trang)
tecahat
tecahat
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 58
Đến từ : Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Làng gốm Bát Tràng Empty Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Bài gửi  tecahat 10/11/2009, 7:04 pm

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Làng gốm Bát Tràng Tu-Quy-1

Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng, gọi theo thứ tự là mạnh, trọng, quý. Tứ quý là bốn tháng cuối của bốn mùa. Tháng ba: Quý xuân. Tháng sáu: Quý hạ. Tháng chín: Quý thu. Tháng mười hai (chạp): Quý đông.

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc) v.v...

Tuy nhiên cảnh phải có tình mới là họa phẩm hoàn thiện. Nếu không có tình hoặc có mà người xem không cảm, thì dẫu cho cảnh đẹp, màu tươi vẫn là bức vẽ không hồn. Mà tình thì chẳng ai giống ai, khi vui khi buồn cũng khác. Khó vô cùng hướng tình cảm mọi người vào mẫu số chung!

Người nghệ sĩ dân gian Đông Hồ đã giải quyết vấn đề này một cách thông minh, sáng tạo. Trên mỗi bức tranh vẽ cây hoa, chim chóc, đề một câu thơ nêu bật chủ đề. Tranh và thơ hòa quyện với nhau như một thể hữu cơ. Thơ là tranh bằng lời. Tranh là thơ bằng đường nét. Có nhiều tác giả vẽ tranh Tứ quý. Mỗi người vẽ lại thay đổi đôi chút về mẫu mã. Thơ đề tranh do đó có nhiều bài. Bài dưới đây được bình chọn đặc sắc nhất:

Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.

Bốn câu thơ trên nếu chỉ hiểu nghĩa thông thường đã thấy hay song chưa thấy ý vị của nó. Trời xuân mai nở phô trong trắng. Trong trắng chưa diễn tả hết nghĩa của thanh bạch. Hoa mai tượng trưng cho sự thanh cao, tinh khiết. Chu Thần Cao Bá Quát “Cả đời chỉ cúi đầu lạy hoa mai” (Nhất sinh đê thủ bái mai hoa ). Ngày hạ hoa hồng đua vẻ đẹp, vẻ lạ. Hoa hồng rực rỡ, tươi trẻ, tượng trưng cho tình yêu là “Bà chúa của trái tim”. Hoa hồng có gai như tình yêu đầy thử thách. Mùa thu hoa cúc cho vạn hộc hương.

Hương thơm hoa cúc là hương thơm tâm hồn người cao sĩ, sống ẩn dật, xa lánh danh lợi bon chen. Ngắm hoa cúc lại nhớ Thiền sư, thi sĩ, Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang “Trong núi hết năm không có lịch/Cúc vàng đua nở mách trùng dương” (Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật/Cúc hoa khai xứ tức trùng dương). Tiết trùng dương uống rượu hoa cúc, nhằm ngày mồng chín tháng chín âm lịch. Mùa đông tuyết phủ nghìn cành tùng như ngọc. Trúc tượng trưng cho người quân tử. Tùng tượng trưng cho bậc trượng phu. Tùng ngạo nghễ coi khinh giá rét. Tuyết đông càng làm cho vẻ ngọc của tùng cứng cỏi, kiêu hãnh. Ngất ngưởng như nhà thơ Nguyễn Công Trứ vẫn hằng ao ước: “Kiếp sau xin chớ làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Tùng, trúc, mai, ba cây tiêu biểu chịu lạnh mùa đông, người xưa gọi là “Tuế hàn tam hữu”. Ba bạn khí tiết ấy đều có mặt trong tranh Tứ quý.

Đọc thơ rồi lại ngắm tranh. Ngắm tranh để lĩnh hội ý thơ. Vẻ đẹp thiên nhiên sinh động, đầy âm thanh, màu sắc, cộng với ý thơ hàm xúc, thể hiện trong bộ tranh Tứ quý, giúp tâm hồn người xem thư giãn, nhẹ nhàng, sau những mưu sinh vất vả. Xem tranh chẳng những tầm nhìn được mở rộng mà tâm hồn cũng thêm phong phú. Chính những điều ấy đã làm nên sức hấp dẫn kỳ diệu của tranh dân gian Đông Hồ nói chung, tranh Tứ quý nói riêng.


Nguyễn Huy Hợp
http://www.mofa.gov.vn/quehuong..
tecahat
tecahat
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 57
Join date : 10/10/2009
Age : 58
Đến từ : Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết