DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 13 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 13 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Go down

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Empty QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Bài gửi  vantin 21/2/2011, 4:02 pm


Nghị quyết số 26- NQ/ ngày 05-8-2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định:
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vu quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.”
Về mục tiêu Nghị quyết cũng đã xác định : “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân- nông dân- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Trong mục tiêu từng giai đoạn có nội dung phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã trong cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Và để cụ thể hóa mục tiêu này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đây là căn cứ để các địa phương chỉ đạo việc xây dựng, phát triển nông thôn mới; đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ;xây dựng nông thôn mới bền vững, giàu đẹp.
Nội dung của Quyết định 491 quy định xã là đơn vị cơ sở với 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực( quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội- môi trường và hệ thống chính trị ) của 7 vùng kinh tế khác nhau.
Xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã đạt được 19 tiêu chí cụ thể đó.
Huyện nông thôn mới có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới.
Tỉnh nông thôn mới có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới.
Và đây chính là cơ sở để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
Nhằm triển khai thực hiện Quyết định 491, Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Thông báo số 466-TB/TU Ngày 17-8-2009 về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về kế hoạch xây dựng các xã đạt mô hình nông thôn mới. Trong đó nêu rõ các nội dung sau:
- Cần tổ chức Hội nghị phổ biến , quán triệt Quyết định 491 cho lãnh đạo các ngành liên quan, các huyện, thị, thành phố và bí thư, chủ tịch các xã để thống nhất cả về nhận thức và cách làm…
- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án nông thôn mới, tập trung kinh phí để phấn đấu đến hết năm 2010 có trên 50% số xã trong toàn tỉnh đạt các tiêu chí nông thôn mới; giai đoạn tiếp theo tập trung đầu tư cho 2 huyện miền núi và các xã còn lại, phấn đấu đên năm 2015 tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Trong quá trình triển khai, không tổ chức làm điểm mà chọn các xã có khả năng hoàn thành chỉ tiêu để làm trước.
Để tạo điều kiện cho các địa phương phấn đấu có 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới vào cuối năm 2010, ngày 28-12-2009 Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Thông báo số 541 thông báo y kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về thực hiện tiêu chí nông thôn mới. Trong đó cho phép các xã đã đăng ký được nợ 04 tiêu chí đến năm 2015 gồm: cơ cấu lao động, phổ cập giáo dục trung học phổ thông, trường học đạt chuẩn quốc gia toàn diện, nhà ở dân cư đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Đồng thời chỉ đạo về phương án hỗ trợ kinh phí để xây dựng nông thôn mới cho các xã.
Như vậy, so với mục tiêu chung của Nghị quyết 26 là 50% số xã đạt nông thôn mới vào năm 2020, thì tỉnh Khánh Hòa đã quyết liệt hơn rất nhiều khi đưa ra mục tiêu cuối năm 2010 có 50% số xã trong toàn tỉnh đạt nông thôn mới.
* Thực hiện thông báo 466 và 541, UBND thị xã Cam Ranh đã ban hành Quyết định 2079/QĐ-UBND ngày 05-10-2009 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thị xã Cam Ranh và Kế hoạch 3820/KH-UBND ngày 05-10-2009 về triển khai thực hiện xây dựng đề án nông thôn mới trên địa bàn thị xã. Đồng thời UBND thị xã Cam Ranh tiến hành rà soát lại thực trạng của 6 xã trên địa bàn và quyết định chọn ra 3 xã có khả năng đạt được các tiêu chí về nông thôn mới vào cuối năm 2010 để đăng ký với tỉnh, trong đó có xã Cam Thành Nam.
Như vậy mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước. Có thể quan niệm: mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Có thể xác định một số tiêu chí của mô hình nông thôn mới như sau:
Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, cần tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”.
Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học...; cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá, bản sắc truyền thống “tắt lửa tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại…nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp.
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới
[b]

vantin
Cấp 2
Cấp 2

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 15/01/2010
Age : 54
Đến từ : Cam Thành Nam Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết