DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 10 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 10 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

ĐÔ THỊ HÓA VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ CAM THÀNH NAM

Go down

ĐÔ THỊ HÓA VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ CAM THÀNH NAM Empty ĐÔ THỊ HÓA VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ CAM THÀNH NAM

Bài gửi  vantin 23/6/2010, 9:37 am

Việt Nam đang đạt được sự phát triển chưa từng có trong lịch sử với mức tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh mẽ, đi cùng với đó là tốc độ đô thị hoá nhanh và sự bất bình đẳng đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và thuỷ sản ở khu vực nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Những khó khăn vĩ mô đang cản trở sự phát triển khu vực nông thôn nơi mà tỷ lệ nghèo đói và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, dịch vụ nông thôn không phát triển kể cả giáo dục, y tế, sự hạn chế trong việc huy động các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản lý tài chính và chính sách tài chính cho phát triển nông thôn coi người nông dân là trọng tâm còn bất hợp lý. Đất đai nhỏ lẻ manh mún đang cản trở các cơ hội tăng thu nhập thông qua quá trình chuyên môn hoá. Phân loại đất đai phức tạp và phương thức sản xuất kém hiệu quả đã hạn chế sự phát triển .
Trong sự nghiệp phát triển đất nước, những đóng góp của nông nghiệp và nông dân trong thời gian qua là cực kỳ to lớn. Nền kinh tế của đất nước có lúc tăng trưởng âm, chỉ nhờ nông dân kiên cường và nhẫn nại trên mặt trận sản xuất, nông nghiệp phát triển, mới cứu được cho cả nền kinh tế đã đứng bên bờ vực.
Trong những năm gần đây nhất là sau công cuộc đổi mới, Nhận thức mới về nông nghiệp và nông thôn đã cho thấy: vai trò của nông nghiệp và nông thôn chẳng những không bị giảm sút, mà đang hình thành những nét mới mẻ đặc sắc. Vai trò mới đó được mở rộng và nâng cao hơn nhiều so với những thế kỷ trước của những nền văn minh đã qua.
Với quá trình đô thị hóa nông thôn, nông thôn không phải là địa bàn thứ yếu, kém phát triển, mà người ta ngày nhận ra rằng, nông thôn hiện đại chính là một dạng tổ chức và vận hành cuộc sống có nhiều ưu việt, trong đó không thiếu những đô thị và thị trấn văn minh. Với một nhận thức đúng đắn về vai trò mới của nông nghiệp và nông thôn trong thế giới hiện đại, chúng ta có thể từng bước khắc phục những sai lầm, thiếu sót đã qua và định hình một kịch bản xây dựng nông thôn mới phù hợp với triết lý phát triển của Việt Nam. Triết lý ấy dẫn dắt việc hình thành một chiến lược đúng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam, lối sống Việt Nam, con người Việt Nam trong bối cảnh của thời đại mới. Trong đó, nổi rõ lên mối quan hệ tương tác giữa đô thị và nông thôn, từ mối quan hệ đó mà vấn đề nông dân được xác lập trên một bình diện mới: Nông dân là chủ thể của quá trình hiện đại hóa nông thôn chứ họ không phải chỉ là người đứng ngắm nhìn công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa hết sức xa lạ, chẳng những thế đe dọa cuộc sống của họ, hoặc họ bị gạt ra ngoài rìa.
Tháng 4/2009, Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (gồm 19 tiêu chí). Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang xây dựng Đề án “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chủ trương là phấn đấu xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, chí ít là ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, môi trường trong sạch, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn, phát huy, nâng cao dân trí, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.
Xã Cam Thành Nam là một xã vùng ven cách trung tâm thị xã Cam Ranh 13km. Trong năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt của đời sống xã hội, nhiều chương trình, công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã đã được xây dựng, đáp ứng đựơc qua trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn để tiến đến năm 2015 được nâng cấp thành phường.
ĐÔ THỊ HÓA VÀ THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ CAM THÀNH NAM
A- ĐÔ THỊ HÓA VÀ VẤN ĐỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA ĐÔ THỊ
Đô thị hoá là biểu hiện của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để hiểu rõ bản chất của đô thị hóa cần xem xét vấn đề từ các góc độ khác nhau.
Đô thị hóa là sự quá độ chuyển từ hình thức sống ít văn minh, ít tiện nghi lên một hình thức sống hiện đại, văn minh trên tất cả các phương diện. Đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong sinh hoạt xã hội.
Những biểu hiện cụ thể của đô thị hoá là sự tăng cường mức độ tập trung dân cư, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô diện tích đô thị hiện có, hình thành các đô thị mới và các khu đô thị mới.
Về mặt lý luận, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, mà cốt lõi là phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hoá không chỉ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Đô thị hoá là cơ sở của quá trình phát triển và tích luỹ nguồn lực cho phát triển.
Để quá trình đô thị hóa diễn ra một cách có hiệu quả và với tốc độ mong muốn cần có những giải pháp đúng, điều đó đòi hỏi trước hết cần có những nhận thức đầy đủ, có hệ thống về bản chất, tính quy luật của quá trình đô thị hóa và tiếp theo đó là nhận thức về hoàn cảnh cụ thể, thực trạng của mỗi quốc gia, mỗi thành phố và bối cảnh chung của khu vực và thế giới.
I- QUAN NIỆM VỀ ĐÔ THỊ
Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. Ở Việt Nam, đô thị được Nhà nước quy định là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 4000 người trở lên, trong đó trên 65% lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Hiện nay quan niệm đó được các nhà quản lý bổ sung thêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị có thể hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưng phải có quy hoạch chung cho tương lai.
Từ các quan niệm trên đây, và trong điều kiện hiện nay, quan niệm về đô thị cần có sự đổi mới. Nên quan niệm chung về đô thị như sau: Đô thị là một không gian cư trú của con người, ở đó cư dân sống tập trung với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.
Quan niệm như vậy nhằm nhấn mạnh hai mặt là phát triển xã hội và phát triển kinh tế ở đô thị. Về mặt xã hội, đô thị là một hình thức cư trú, ở đó có mật độ dân cư cao, mức sống cao, tiện nghi đầy đủ hơn cùng với những thể chế luật lệ tiến bộ. Không gian đô thị bao gồm không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường, … Về mặt kinh tế, hoạt động sản xuất ở đô thị chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Để có sự phát triển kinh tế, xã hội, đô thị phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến. Nhờ có sự phát triển về kinh tế, xã hội, mà đô thị có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng hoặc cả nước. Như vậy, khi nói tới đô thị cần đề cập đến các yếu tố cơ bản cấu thành đô thị như quy mô, mật độ dân số, sự phát triển kinh tế, xã hội, hình thức lao động và tính hiện đại của cơ sở hạ tầng, và vai trò của đô thị đối với vùng và cả nước.
II- KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ HÓA
Đô thị hoá cần được hiểu xuất phát từ khái niệm đô thị. Đó là quá trình hình thành và phát triển các yếu tố cấu thành đô thị như dân số, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng v.v… Về mặt xã hội, đô thị hoá là sự biến đổi cách thức và địa điểm cư trú từ nơi xã hội ít văn minh tới nơi có xã hội văn minh hơn, mức sống dân cư cao hơn. Về mặt sản xuất từ chỗ họ sản xuất phân tán với phương thức nông nghiệp là chủ yếu tới chỗ có hình thái sản xuất tập trung và sản xuất công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu, sức sản xuất lớn hơn, vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng và khu vực mạnh hơn.
Đô thị hoá là hiện tượng phức tạp, cần xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Trên quan điểm phát triển, đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo “kiểu đô thị”, là sự quá độ từ “lối sống nông thôn” lên “lối sống đô thị” của các nhóm dân cư. Điểm nổi bật của nó là sự phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (từ hình thức nhà cửa, phong cách làm việc, quan hệ xã hội đến cách thức sinh hoạt v.v...)
Trên quan điểm nền kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu. Quá trình đô thị hoá được biểu hiện cụ thể trên các phương diện như tăng quy mô và mật độ dân cư, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Điểm dễ thấy nhất quá trình phát triển vùng ngoại vi của thành phố trên cơ sở phát triển công nghiệp, và cơ sở hạ tầng.
Sự phát triển kinh tế, trong đó sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ là tiền đề của quá trình đô thị hoá. Sự phát triển các ngành này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi và làm tăng khả năng tài chính đô thị và do đó đô thị có khả năng mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút lao động, tăng quy mô dân cư v.v... Tăng cường cơ sở hạ tầng trở thành yêu cầu cần thiết của sự phát triển kinh tế, yêu cầu đời sống cư dân đô thị. Việc mở rộng, hiện đại hoá, xây dựng mới đường sá và các công trình giao thông là điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá, tiết kiệm chi phí xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị Vai trò trung tâm của đô thị đối với vùng và khu vực thể hiện ngày càng mạnh: lực hút và sức lan toả của các trung tâm đối với các vùng và khu vực xung quanh ngày càng xa và tiếp theo sự thu hút dân số, lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ. Lao động và dân số sẽ tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng và quy mô hành chính của đô thị. Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, quy mô nội thành mở rộng thì kinh tế đô thị sẽ phát triển thêm một bước. Quá trình đó sẽ diễn ra liên tục với cường độ ngày càng cao hơn.
III- KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ:
Cơ sở hạ tầng đô là hệ thống các công trình cần thiết đảm bảo cho hoạt động đô thị, đó chính là cơ sở vật chất – kỹ thuật của một đô thị, là tiêu chuẩn phân biệt giữa thành thị và nông thôn. Căn cứ vào vai trò của các công trình cơ sở hạ tầng đô thị, có thể chia các công trình thành ba loại: cơ sở hạ tầng sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
Cơ sở hạ tầng sản xuât đô thị bao gồm các công trình như đường sá, kho tàng, nhà ở thuộc khu công nghiệp, khu thương mại và khu du lịch.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các công trình giao thong, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác.
Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm trường học, bện viện công, các công trình lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng, các khu bảo tang, bảo tồn.
Nhìn chung chức năng của cơ sở hạ tầng đô thị là cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các tổ chức, doanh nghiệp, dân cư đô thị tạo thành thị trường dịch vụ. Các thành phần kinh tế đều tham gia vào thị trường này. Xu hướng chung là tư nhân hóa cung cấp hàng hóa dịch vụ công.
IV- QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI:
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân- nông dân- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của chương trình là nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá và tinh thần thông qua khơi dạy nội lực và sự tham gia của chính người dân và cộng đồng nông thôn để hình thành phong trào quần chúng trong xây dựng nông thôn mới.
B- THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ CAM THÀNH NAM:
I- Khái quát về kinh tế - xã hội xã Cam Thành Nam:
Là xã Trung du nằm phía Bắc, cách Trung tâm thị xã Cam Ranh 12km.Ranh giới được xác định như sau: phía Bắc giáp xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm; phía Nam giáp phường Cam Phúc Bắc; phía đông giáp phường Cam Nghĩa; phía Tây giáp xã Cam An Nam huyện Cam Lâm. Có diện tích tự nhiên 1.418,6 ha (chiếm 5,56% diện tích tự nhiên toàn Thị Xã). Dân số 5.295 người (chiếm 4,16% dân số toàn thị xã); mật độ dân số nông thôn 373 người/km2, trong đó có 14 hộ đồng bào DTTS Rắglay. Về tín ngưỡng nhân dân theo 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Cao Đài, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành; có 1 chùa, 1 thánh xá, 1 nhà nguyện, 1 nhà thờ Tin Lành. Tỉ lệ dân số có đạo là 48%.

II- Hạ tầng kinh tế - xã hội
Giao thông là một yếu tố tạo điều kiện cho việc sử dụng đất có hiệu quả, còn để sử dụng đất hiệu quả cũng đòi hỏi phải có một hệ thống giao thông tốt. Mối quan hệ trên có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Trên địa bàn xã có 44,9 km đường giao thông; trong đó: 18,7km đường trục xã, liên xã, trục thôn, xóm; 8,9 km đường ngõ, xóm; 11,3km đường nội đồng. Hệ thống gia thông được quy hoạch theo ô bàn cờ. Trong năm 2009 từ nguồn vốn kích cầu của chính phủ xây dựng 25km đường ( nhựa hoá, Bê tông hoá) với tổng kinh phí 25tỷ đồng đã giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn, giảm chi phí cơ hội trong việc vận chuyển hàng nông sản. tuy nhiên do mật độ dân số thấp, một số tuyến đường đầu tư số tiền lớn nhưng số người sử dụng và phương tiện lưu thông ít nên hiệu quả sử dụng thấp gây nên lãng phí lớn.
Điện: có 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia do Điện lực Cam Ranh quản lý. Hiện tại ngành điện chưa tập trung đầu tư trong các khu dân cư vẫn còn trụ gỗ do nhân dân đầu tư trước đây, mạng lưới còn chằng chịt không đảm bảo an toàn.
Giáo dục có vai trò đặc biệt để đảm bảo vững chắc cho phát triển kinh tế. Một người kém giáo dục sẽ khó tìm được một công việc có thui nhập khá và đó là nguyên nhân của nghèo đói và xu hướng phạm tội. Giáo dục là cách giải quyết tích cực những khó khăn của nghèo đói và tội phạm. Từ quan điểm như trên xã Cam Thành Nam đầu tư một cách tòan diện cho giáo dục. Toàn xã có 3 trường học: 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở và 01 trường Mẫu giáo, cụ thể như sau:
a) Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh: Tổng diện tích của trường là 14.438,6m2. Hiện tại đang xuống cấp, ngành chuẩn bị đầu tư vào năm 2010 để đạt chuẩn quốc gia. Có 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 27% trên chuẩn).
b) Trường Tiểu học: đạt chuẩn quốc gia từ năm 2005. Tổng diện tích toàn trường là 10.000m2, bình quân 28m2/học sinh. Trường có 20 phòng, trong đó: gồm 14 phòng học, 06 phòng chức năng. 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 47,1 đạt trên chuẩn).
c) Trường Mẫu giáo: Xây dựng năm 2009 tại trung tâm xã; tuy mới xây dựng nhưng do không đủ kinh phí nên chưa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đạt chuẩn;
Nhiều năm qua đời sống về vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện một phần do trình độ dân trí được nâng cao. Xã đã đạt chuẩn về phổ cập bậc trung học phổ thông năm 2008. Tổng số thanh niên từ 18 – 21 tuổi là 448 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông 367.
Y tế: trạm y tế được xây dựng năm 2007 từ nguồn tài trợ của dự án Allantic với quy mô theo chuẩn quy định. Hiện trạm có đủ các phòng chuyên môn phục vụ công tác khám chữa bệnh và công tác tuyên truyền tại trạm. Trạm đã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Cơ sở vật chất văn hoá: tòan xã có 1 nhà văn hoá và khu thể thao đa năng đạt chuẩn theo quy định của bộ VH-TT-DL, đã xây dựng thiết chế văn hóa thôn Quảng Phúc, sân bóng đá của xã (8.000m2) tuy nhiên số người tập luyện còn rất thấp chưa đạt hết hiệu quả.
Chợ: xã có 01 chợ nhỏ chỉ họp vào buổi sáng tại khu vực cầu thôn Quảng Hòa với diện tích là 0,16ha; các sạp hàng chưa được xây dựng kiên cố mà chỉ che chắn tạm bợ. Hiện nay UBND xã đang lập hồ sơ thủ tục xin phép quy họach chợ mới tại khu quy họach thôn Quảng Phúc với diện tích 1,6ha để đảm bảo đáp ứng phục vụ nhu cầu sinh họat và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã.
Bưu điện: có 01 bưu điện văn hóa đầy đủ trang thiết bị phục vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ Internet. Mặt khác trên địa bàn xã còn có 2 cơ sở tư nhân kinh doanh dịch vụ Internet với 50 máy. Từng bước góp phần phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân; góp phần nâng cao tỷ lệ nông dân biết sử dụng internet ứng dụng trong sản xuất, học tập và đời sống hàng ngày.
Nhà ở: trong những năm qua, nhân dân đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà ở, đến nay toàn xã có 1071 hộ có nhà kiên cố, bán kiên cố (chiếm 88%), kiến trúc theo văn hóa nông thôn Việt Nam, nhà gắn với vườn, phù hợp với yêu cầu cuộc sống của nhân dân; có 96 nhà tạm (chiếm 7,9%); 39 nhà tranh tre dột nát (chiếm 3,2%).
Mục tiêu đến năm 2020:
- Giá trị thu được bình quân 1ha đất sản xuất nông nghiệp 55triệu đồng/năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn công nghiệp - dịch vụ trên 65%. Lao động nông nghiệp còn dưới 35% lao động của xã.
- Thu nhập bình quân đầu người của dân cư bằng 1,5 lần so với bình quân chung của toàn tỉnh.
- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn:
- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%.
- Thông qua các gói kích cầu của chính phủ, tập trung đầu tư đến 2011, hòan thành chương trình kiên cố hóa giao thông đường xã, liên xã, liên thôn; đến năm 2015 cứng hóa 100% đường ngỏ, xóm; 70% đường chính nội đồng được cứng hóa.
- Về cấp nước: tiếp tục thực hiện nối mạng với hệ thống nước đô thị đảm bảo đến năm 2012 trên 90% dân cư được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.
- Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho 2 trường học đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa, nhà thi đấu đa năng của xã, thiết chế văn hóa của làng, thôn theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.
- Bố trí, sắp xếp lại các khu dân cư hiện có; phát triển các khu dân cư mới theo quy hoạch.
Nguồn lực để thực hiện đề án
Tổng vốn đầu tư cho đề án là: 256,6 tỉ đồng, trong đó:
- Vốn quy hoạch, bổ sung quy hoạch: 1,2 tỉ đồng.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 110,1 tỉ đồng.
+ Các công trình thủy lợi: 45 tỉ đồng.
+ Nước sạch: 3,5 tỉ đồng.
+ Giao thông ngõ xóm, nội đồng: 35,3 tỉ đồng.
+ Vốn kiên cố hóa trường lớp: 24 tỷ đồng.
+ Vốn xây dựng nhà văn hóa, nhà thi đấu đa năng, thiết chế văn hóa thôn: 2,3 tỉ đồng.
- Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp: 139 tỷ đồng.
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp: 5 tỷ đồng.
- Vốn đào tạo nguồn nhân lực: 1,2 tỉ đồng.
Để thực hiện đề án này: ngoài việc thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội, ngân sách cấp trên (thị xã, tỉnh, trung ương): 110 tỷ đồng; ngân sách xã: 5,5 tỷ đồng; vốn tín dụng: 86,6 tỷ đồng; vốn của nông dân đầu tư: 54,4 tỷ đồng.
* Những khuyết điểm, tồn tại: Nông thôn phát triển thiếu qui hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân còn thấp, tỷ lệ chênh lệch giàu, nghèo còn cao.
Hệ thống xử lý rác, hệ thống thoát nước mưa, nước thải hầu như không có nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
* Nguyên nhân tồn tại: chưa quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, vì vậy xây dựng nông thôn mang tính tự phát, luôn luôn phá vỡ quy hoạch.
* Kiến nghị đề xuất:
Muốn xây dựng thành công nông thôn mới việc trước tiên phải tuyên truyền để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng mô hình nông thôn mới. Thứ hai, phải giúp người nông dân xây dựng được quy hoạch phát triển nông thôn mới ở địa phương của họ dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và dựa trên bộ quy chuẩn của các ngành. Thứ ba, cho người nông dân biết những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để từ đó họ có thể lựa chọn việc nào cần làm trước, việc nào nên làm sau.
Nhà nước nên hỗ trợ 100% những điều thiết yếu như: đào tạo cán bộ, xây dựng hệ thống trục đường giao thông chính của xã, bưu điện, trường học, trụ sở ủy ban, và hỗ trợ một phần xây dựng đường giao thông từ thôn, xóm đi ra, hệ thống nước sạch, sân vận động, nhà văn hóa cộng đồng.
Trong thời gian triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới chưa đòi hỏi sự đóng góp quá sức với người dân, bởi sẽ làm cho người dân không thiết tha trong việc xây dựng nông thôn mới nữa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tới đây Nhà nước sẽ hỗ trợ cho toàn bộ. Việc Nhà nước và nhân dân cùng làm vừa bớt gánh nặng cho ngân sách có hạn của Nhà nước nhưng điều quan trọng hơn là khi người dân tham gia đóng góp công sức của mình, họ sẽ có ý thức trách nhiệm hơn trong bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo những điều mà họ đã làm được. Phát huy sự đóng góp của người dân không chỉ về tiền bạc mà cả sáng kiến, công sức.
KẾT LUẬN
Đô thị hoá cần được hiểu xuất phát từ khái niệm đô thị. Đó là quá trình hình thành và phát triển các yếu tố cấu thành đô thị như dân số, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng v.v… Về mặt xã hội, đô thị hoá là sự biến đổi cách thức và địa điểm cư trú từ nơi xã hội ít văn minh tới nơi có xã hội văn minh hơn, mức sống dân cư cao hơn. Về mặt sản xuất từ chỗ họ sản xuất phân tán với phương thức nông nghiệp là chủ yếu tới chỗ có hình thái sản xuất tập trung và sản xuất công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu, sức sản xuất lớn hơn, vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng và khu vực mạnh hơn.
Cơ sở hạ tầng đô là hệ thống các công trình cần thiết đảm bảo cho hoạt động đô thị, đó chính là cơ sở vật chất – kỹ thuật của một đô thị, là tiêu chuẩn phân biệt giữa thành thị và nông thôn. Căn cứ vào vai trò của các công trình cơ sở hạ tầng đô thị, có thể chia các công trình thành ba loại: cơ sở hạ tầng sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua kinh tế của xã Cam Thành Nam và đời sống nông dân tiếp tục được duy trì và phát triển; bước đầu sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa cao, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả. Kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, ngành nghề. Từ khi được đầu tư xây dựng thực hiện chương trình nông thôn mới kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất; từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên, hệ thống chính trị được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy để đến năm 2015 nâng cấp lên thành phường.

vantin
Cấp 2
Cấp 2

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 15/01/2010
Age : 54
Đến từ : Cam Thành Nam Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết