DIỄN ĐÀN VĂN HÓA - THÔNG TIN THỊ XÃ CAM RANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Statistics
Diễn Đàn hiện có 35 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: dokimphuong

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 339 in 229 subjects
Thống Kê
Hiện có 22 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 22 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 120 người, vào ngày 6/2/2011, 9:42 am

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ CAM THÀNH NAM

Go down

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ CAM THÀNH NAM Empty THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ CAM THÀNH NAM

Bài gửi  vantin 14/4/2010, 4:25 pm

Thực trạng trong công tác triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã Cam Thành Nam từ năm 2004 đến năm 2006.
1. Đặc điểm tình hình chung
Cam Thành Nam là một xã trung du miền núi, cách trung tâm thị xã Cam Ranh 13 km về phía Bắc. Có diện tích tự nhiên là 1.378 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 890 ha. Dân số toàn xã là 5.101 khẩu với 1136 hộ, trong đó có 11 hộ đồng bào dân tộc RagLay với 61 khẩu. X được chia thnh ba thơn.
Quê gốc của người dân ở đây chủ yếu là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Họ tập trung di dân vào nơi đây năm 1968 do chế độ Mỹ Ngụy đưa đi vùng kinh tế mới. Là một xã tuy có diện tích nhỏ, song có đủ 4 thành phần tôn giáo: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Cao đài và Tin lành; trong xã có 01 nhà nguyện, 01 nhà thờ Tin lành, 01 chùa và 01 thánh xã; dân số có đạo là 1.837, chiếm 36% tổng số dân.
Là một xã thuần nông, người dân ở địa phương chuyên canh trồng mía; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hầu như không có gì đáng kể, chủ yếu là chế biến mía đường thủ công. Bản chất của người dân ở đây rất chất phát, thật thà chịu khó và cần cù, sáng tạo trong lao động. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng, nhờ có sự quan tâm đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ, ®️ảng viên và nhân dân trong địa phương cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm từng bước được khang trang, diện mạo nông thôn được đổi mới đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được cải thiện, nâng lên.
Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dn chủ ở x gồm 15 thành viên. Trong đó :
 Về trình độ học vấn : Cấp 3 - 11 (chiếm 73%), cấp 2 - 4 (chiếm 27%)
 Về trình độ chuyên môn : Cao đẳng - 1 (chiếm 6,6%), trung cấp - 7 (chiếm 46,5%)

2. Kết quả đạt được của sự vận dụng đúng đắn nguyên tắc thống nhất của lý luận và thực tiễn trong công tác triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã Cam Thành Nam.
Từ sau năm 1998, thực hiện quy chế dân chủ ở xã Cam Thành Nam đã được hướng dẫn triển khai rộng rãi, và đem lại những thành tựu đáng kể. Đảng và chính quyền địa phương đã tạo cơ hội và điều kiện để nhân dân phát huy quyền dân chủ trực tiếp bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng với sự đóng góp của nhân dân, thực hiện chính sách xã hội, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự..., bộ mặt nông thôn nhiều đổi mới. Chất lượng của các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên, phong cách công tác của cán bộ có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1998 - 2003 việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã Cam Thành Nam vẫn còn nhiều bất cập. Ở nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác vẫn có một số cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền tham ô, lãng phí, hach sách dân, làm “quan dân”. Nhất là trong việc xét quyền sử dụng đất theo Nghị định 64 của Chính Phủ thiếu công bằng, dân chủ (cụ thể đã lấy đất công chia cho một số cán bộ, đảng viên trong khi đó một số hộ nghèo thiếu đất sản xuất). Từ đó dẫn đến mất lòng tin ở dân và người dân khiếu kiện lâu dài đến nay chưa giải quyết hết hậu quả để lại của nó. Nhiều chủ trương đề ra, nhiều hạng mục công trình phát triển giao thông nông thôn đề ra nhưng không thực hiện được. Bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận nhân dân chưa ý thức được quyền làm chủ của mình, chưa nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng.
Để mở rộng và phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, trên cơ sở Nghị định 79/2003/NĐ-CP các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã Cam Thành Nam đã phối hợp triển khai sâu rộng quy chế dân chủ ở cơ sở dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy xã theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
* Về công tác tổ chức
Ngay từ khi Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) được ban hành từ cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ Quốc xã đến các đoàn thể nhân dân đều xác định triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức mình.
Trên cơ sở Nghị định 29/1998 của Chính phủ, Ban chỉ đạo thực hiện ở quy chế dân chủ cơ sở được thành lập bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, trưởng các đòan thể nhân dân, cán bộ tư pháp, kế tóan ngân sách xã và thôn trưởng ba thôn.
Ban chỉ đạo thực hiện ở quy chế dân chủ cơ sở luôn được củng cố kiện toàn, đặc biệt từ năm 2004 trở lại đây, các thành viên trong Ban chỉ đạo được phân công giao việc cụ thể rõ ràng cho từng người theo từng mảng của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Hàng tháng, quý, 6 tháng, năm đều tổ chức họp để rút kinh nghiệm và có phương hướng tiếp theo, nhờ đó mà công tác chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp giữa Cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ Quốc , Ban chấp hành các đoàn thể được qui về một mối hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ.
* Công tác tuyên truyền quy chế thực hiện dân chủ cơ sở :
Để quy chế dân chủ cơ sở đến với từng người dân và mang lại hiệu quả, Ban chỉ đạo thực hiện rất quan tâm công tác tuyên truyền giáo dục Quy chế dân chủ và pháp luật của Nhà nước. Thông qua các cuộc hội họp ở cộng đồng dân cư, sinh hoạt của các tổ chức quần chúng nhân dân, nhất là thông qua đài truyền thanh của xã đã tuyên truyền và phổ biến Quy chế dân chủ cơ sở đến với nhân dân và cán bộ trong xã với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Việc tổ chức sinh hoạt, hội họp của nhân dân luôn được tổ chức duy trì định kỳ thường xuyên; trong đó:
+ Số lần sinh hoạt định kỳ 12 lần/3 năm
+ Số lần sinh hoạt bất thường 3 lần/3 năm
Kết quả trong 3 năm số lượt hộ và cán bộ tham gia học tập phổ biến quy chế dân chủ và pháp luật của Nhà nước như sau:

Năm Số lượt hộ
tham gia học tập Số lượt cán bộ
tham gia học tập
2004 843/1055 129/152
2005 955/1055 147/152
2006 938/1055 138/ 152
Đạt tỷ lệ trong 3 năm 86,4%. 91%.
Ngoài ra, xã tổ chức tuyên truyền các văn bản có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và các nội dung cần công khai trên đài cho dân biết theo quy chế dân chủ cơ sở trên đài truyền thanh xã.
Nhờ vậy, nhận thức của nhân dân về quyền làm chủ của mình được chuyển biến rõ nét thể hiện trong việc thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền hạn của mình. Đặc biệt trong công tác đóng góp vốn xây dựng các công trình giao thông nông thôn, công tác giám sát công trình xây dựng, công tác góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác hội họp sinh hoạt ở thôn của các làng văn hoá.
*Trên lĩnh vực “dân biết”:
Chính quyền xã có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết những công việc chính sau:
- Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm: Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân ; quyết định của Ủy ban nhân dân xã và của cấp trên liên quan đến địa phương; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến dân; những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm; dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, và kết quả thực hiện; các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã; chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn; công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã; Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;
- Công tác bình xét hộ nghèo, giải quyết các nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho nhân dân, xây dựng nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế luôn được tổ chức công khai, dân chủ từ tổ đến thôn.
Các nội dung cần công khai cho dân biết từ năm 2004 – 2006 chính quyền xã Cam Thành Nam đã thực hiện bằng nhiều hình thức như công bố công khai trên đài phát thanh xã, thông qua các buổi hội nghị, buổi sinh họat do chính quyền và các đoàn thể tổ chức, niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, nhất là các quy định về hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa” ; các buổi họp tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, các cuộc hội nghị quân dân chính do Ủy ban nhân dân xã tổ chức.
Kết quả trong 3 năm qua công tác giải tỏa mặt bằng xây dựng các công trình giao thông nông thôn đa số đều được nhân dân tự nguyện giải tỏa không nhận đền bù, giảm thiểu việc khiếu kiện liên quan đến chính quyền cơ sở về công tác giải toả mặt bằng.
 Tổng số công trình giao thông cơ sở hạ tầng xây dựng được: 03 ( 4,6 Km đường thâm nhập nhựa ở khu dân cư)
Trong đó
 Nhân dân đóng góp bằng tiền : 144.250.000 đ
 Bằng giá trị đất, cây lâu năm, vật kiến trúc: 171.274.800đ
 Nhân dân đóng góp bằng ngày công trực tiếp: 966 công
Đặc biệt, việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa” trên địa bàn xãđ lm cho lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ x được cải tiến, giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân đơn giản, nhanh gọn, đúng quy định của pháp luật; hạn chế các hành vi gây sách nhiễu, phiền hà v thái độ phục vụ không tốt đối với nhân dân. Ý thức, trch nhiệm v trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn được nâng cao; hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo đúng trình tự, chủ động và có khoa học trong giải quyết công việc, tránh được tình trạng chạy theo sự việc như trước đây. Tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho nhân dân trong quá trình liên hệ giải quyết các thủ tục hành chính

* Về những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp :
Trên cơ sở quy chế thực hiện dân chủ và để phát huy nội lực, sức mạnh của nhân dân xã tham gia vào công việc nhà nước, công việc cộng đồng, các thành viên trong Ban chỉ đạo đã tạo điều kiện, môi trường để nhân dân tham gia bàn và quyết định trực tiếp về các chủ trương về mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn (nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí); xây dựng hương ước, quy ước thôn và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp ở xã Cam Thành Nam từ năm 2004 đến 2006 có kết quả như sau:
Nhân dân tham gia bàn và đóng góp xây dựng 3 tuyến đường:
Đơn vị tính: Đồng
Năm Tên công trình Tổng dự toán Nhân dân
đóng góp

2004 Tuyến 17 đường dân cư Quảng Hòa 8.250.000 8.250.000
(100%)

2005 Tuyến 16 đường liên thôn Quảng Phúc - Quảng Hòa 835.733.000 115.000.000
(13,4%)

2006 Tuyến đường Hoà Do 7

Hội trường trường THCS Phan Chu Trinh 238.000.000

21.000.000 84.000.000
(35,2%)
21.000.000
(100%)
Tổng cộng 864.983.000 144.250.000

Nhờ công tác vận động, tuyên truyền tốt, người dân hiểu lợi ích thiết thực của các công trình liên quan đến mình, vì vậy ngoài việc nhân dân đóng góp bằng tiền, nhân dân tự nguyện đóng góp giải tỏa không nhận tiền đền bù vật kiến trúc, cây trồng hàng năm, lâu năm và đất đai với giá trị 85.560.000 đồng.
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật tại địa phương nhất là phát triển giao thông nông thôn, sau khi họp nhân dân ba thôn, Hội đồng nhân dân xã đã ra Nghị quyết về đóng góp của nhân dân từ 2004 – 2010: đối với những hộ gián tiếp mỗi hộ dân đóng 40.000 đồng/năm, đối với những hộ hưởng lợi trực tiếp khi có công trình đi qua đóng góp 30.000/1 m ngang.
Kết quả từ 2004 – 2006 nhân dân đã thực hiện:
Đơn vị tính: Đồng
Năm Tổng số tiền Hộ hưởng lợi gián tiếp Hộ hưởng lợi trực tiếp
2004 8.250.000
2005 86.789.000 33.522.000 53.276.000
2006 94.346.000 36.742.000 57.604.000
Tổng cộng:189.385.000 70.264.000 110.880.000
Tất cả các công trình có sự đóng góp của nhân dân sau khi được thẩm định thi công đều được Ủy ban nhân dân xã ra quyết định thành lập ban giám sát nhân dân. Qua công tác giám sát của ban giám sát nhân dân các công trình được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra, nhân dân tham gia bàn bạc đóng góp ở khu dân cư, cùng với hỗ trợ của nhà nước và nỗ lực của các hộ gia đình có hòan cảnh khó khăn đặc biệt thực hiện chương xóa nhà tranh tre dột nát ở xã. Kết quả từ năm 2004 – 2007 xã Cam Thành Nam về cơ bản đã xóa nhà tranh tre dột nát.
Đơn vị tính: đồng
Năm Số nhà xây dựng Tổng số tiền Nhân dân
đóng góp Hỗ trợ của
nhà nước
2004 02 27.000.000 4.300.000 14.000.000
2005 14 103.500.000 21.100.000 74.000.000
2006 13 195.000.000 19.700.000 65.000.000
Tổng cộng 29 325.500.000 45.100.000 153.000.000
Các khoản đóng góp của dân đều được công khai trên đài truyền thanh, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, qua kỳ họp Hội đồng nhân dân xã từ đó tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã đã tạo điều kiện để dân tự bàn việc dân, tự giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, đồng thuận trong cộng đồng dân cư. Nhiều việc bức xúc được dân đưa ra xem xét và giải quyết ổn thỏa.
* Về những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền quyết định:
Những việc chính quyền xã có trách nhiệm đưa ra nhân dân thảo luận hoặc tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định) gồm có:
Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích của xã; phương án quy hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới; kế hoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý; dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia tách, thành lập thôn; dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã; chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, tái định cư; giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã; những công việc khác mà chính quyền xã thấy cần thiết.
Hàng năm Hội đồng làng căn cứ vào các nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng nhân dân và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Ủy ban nhân dân xã và đặc biệt là tình hình thực tế của làng để xây dựng dự thảo kế hoạch xây dựng và phát triển trong năm. Thông báo lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong làng và thống nhất tổ chức triển khai thực hiện. Qua đó, để nhân dân có ý kiến đánh giá và nhìn những mặt làm được, những tồn tại cần phải khắc phục.
Hình thức: chính quyền xã triển khai từng chương trình cụ thể xuống các tổ thôn họp lấy ý kiến đóng góp, trên cơ sở ý kiến của tổ, thôn, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp lại và họp bàn để quyết định. Các chương trình đưa ra đều được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến sát thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, giúp chính quyền xã có những quyết định đúng đắn trong việc triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã.
* Về những việc nhân dân giám sát, kiểm tra :
Trên cơ sở quy chế thực hiện dân chủ, từ năm 2004 – 2006 chính quyền xã đã tổ chức cho nhân dân thực hiện được quyền kiểm tra, giám sát. Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đoàn thể quần chúng đại diện của mình để kiểm tra họat động và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ; kiểm tra việc khiếu nại tố cáo và việc giải quyết chúng ; kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách xã; kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã; kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai tại xã; thu, chi các loại quỹ và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã;
Ngoài ra, nhân dân tham gia ý kiến đánh giá báo cáo sơ kết, tổng kết sáu tháng và hàng năm của Uỷ ban nhân dân xã thông qua các buổi tiếp xúc cử tri và các kỳ họp Hội đồng nhân dân .
Thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 2004 – 2006 có 65,3 % dân ở khu dân cư góp ý vào bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong cuộc họp tổng kết công tác cuối năm tai các khu dân cư và các cuộc lấy ý kiến cử tri do Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã tổ chức.
Hằng năm điều tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu ra, kết quả qua ba năm 2004 – 2006 số phiếu tín nhiệm với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu ra đều đạt trên 90 %. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, giúp cấp ủy Đảng có điều kiện đánh giá được năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Đây là chủ trương được nhân dân hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. thông qua việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu ra nhân dân ở khu dân cư đã thực hiện tốt quyền làm chủ trực tiếp của mình ; với tinh thần xây dựng, nhân dân đã thẳng thắn đóng góp ý kiến nhận xét của mình về ưu khuyết điểm đối với những người giữ chức nêu trên. Qua đó, góp phần xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực ; nhân dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nuớc trong việc xây dựng chính quyền do dân và vì dân. Bên cạnh đó hoạt động giám sát của Mặt trận, của nhân dân có cơ chế rõ ràng hơn, thiết thực, hiệu quả hơn, tránh được tính dân chủ hình thức.
Kết quả trong 3 năm qua, địa phương đã tiếp nhận 03 đơn thư khiếu nại của nhân dân về hoạt động của chính quyền về giải quyết các thủ tục hành chính đối với công dân ( không có đơn tố cáo). Kết quả đã giải quyết 03/03 đơn, không có đơn tồn đọng.
. Nhờ có việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện một cách sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Từ năm 2004 - 2006, chương trình chuyển đổi giống vật nuôi cây trồng từng bước mang lại hiệu quả trong đời sống nhân dân, diện tích đã chuyển đổi sang trồng giống mía mới là 650ha / 700ha đạt 92,8% năng suất bình quân trên 50 tấn – 60 tấn /ha, tăng từ 10 tấn – 15 tấn/ha so với giống mía cũ. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được nhân dân, đầu tư bình quân mỗi năm tăng 200%, nhất là mô hình chăn nuôi heo hộ gia đình và trang trại chăn nuôi bò đã có bước phát triển ổn định, vững chắc và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đã tập trung huy động nguồn lực trong nhân dân nâng cấp, sửa chữa hầu hết các tuyến đường liên thôn và đường giao thông nội đồng quan trọng với tổng chiều dài là 22,5Km, trong đó đầu tư 4.600m đường kiên cố có thâm nhập nhựa, góp phần thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển, lưu thông hàng hoá trên địa bàn xã nhà.
Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai một cách đồng bộ và đông đảo quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ cùng nhau thoát nghèo. Kết quả năm 2006 tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định còn 3,5%. Đời sống của nhân dân ngày một được cải thiện, hơn 98% hộ dân được sử dụng điện quốc gia, có phương tiện nghe nhìn. Nhìn chung, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ở địa phương hiện nay có bước cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi và khởi sắc rõ rệt.
Công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân trong những năm gần đây đã được cải tiến đáng kể, đảm bảo đúng trình tự thủ tục, đúng thời gian và đúng thẩm quyền theo quy định của luật khiếu nại tố cáo, không có đơn thư tồn đọng kéo dài và không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người và gây điểm nóng. Dân chủ được mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, đảm bảo giũ vững kỷ cương phép nước. Năm 2004 - 2005 địa phương được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen đã hoàn thành xuất sắc công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị của xã ; đổi mới sự lãnh đạo và điều hành, đưa sự hoạt động của của cấp ủy đảng, chính quyền đi dần vào nê nếp, đúng pháp luật ; khắc phục tình trạng làm việc tùy tiện, cửa quyền, góp phần hoàn thiện phong cách làm việc cán bộ, đảng viên. Kết quả từ năm 2004 – 2006 chi bộ Đảng xã Cam Thành Nam được cấp trên công nhận trong sạch, vững mạnh tòan diện, hiện nay đã nâng lên thành Đảng bộ. Chính quyền liên tục từ 2004 – 2006 được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tặng cờ thi đua hòan thành xuất sắc nhiệm vụ trong 3 năm liền. Mặt trận và các đòan thể nhân dân đạt trong sạch, vững mạnh, nhiều đòan thể nhân dân như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ủy ban mặt trận Tổ Quốc dẫn đầu thị xã Cam Ranh.
* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
Những thành tựu đạt được của xã Cam Thành Nam từ năm 2004 – 2006, đó là do:
- Đảng và chính quyền xã đã nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, đã quan tâm và có những chủ trương, biện pháp kịp thời triển khai thực hiện một cách chu đáo, khoa học, đến tận từng thôn, từng hộ gia đình.
- Trong tổ chức cơ sở đảng đã thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, đây là nhân tố cơ bản và động lực mạnh mẽ để thực hiện và phát triển dân chủ xã hội. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh ở cơ sở.
- Ý thức và trách nhiệm của cán bộ và nhân dân đối với việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng ngày càng được nâng cao.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quy chế dân chủ, phối hợp lồng ghép các nội dung tuyên truyền về pháp luật trong các đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
- Quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở xã thường xuyên được sơ kết, tổng kết theo từng quý, từng năm để rút kinh nghiệm.
- Đảng ủy xã rất quan tâm ñaàu tö ñuùng möùc coâng taùc ñaøo taïo, boài döôõng ñeå naâng cao trình ñoä lyù luaän chính trò, chuyeân moân , nghieäp vuï cuûa ñoäi nguõ caùn boä, đaûng vieân của xã.
2. Những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã Cam Thành Nam.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy chế dân chủ và pháp luật trên địa bàn xã trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau đây:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay vẫn chưa được đầu tư thích đáng, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền chưa tương xứng, trong khi văn bản pháp luật ban hành ngày càng nhiều song chưa được tổ chức, phổ biến kịp thời.
+ Hoạt động tuyên truyền nhiều lúc còn chạy theo mùa, theo chủ điểm. Hình thức phổ biến, giáo dục tuy có nhiều đổi mới song vẫn chưa theo kịp tình hình thực tiễn, nhất là ở xã. Còn nặng phong trào, hình thức, chưa chú trọng hiệu quả, chủ yếu qua đài truyền thanh là chính. Việc chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục tốt tại xã còn ít. Thời lượng phổ biến, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động này nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
+ Đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở địa phương còn hạn chế nhiều mặt, nhất là kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền nên hiệu quả thu được chưa cao.
+ Các đoàn thể nhân dân chưa phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền pháp luật đến hội viên đoàn viên của mình.
- Một bộ phận nhân dân ít tham gia hội họp từ đó chưa nhận thức đúng đắn về các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện dân chủ ở xã, và cho đó là việc của chính quyền, đoàn thể xã. Một số ít người dân không thể hiện được quyền dân chủ của mình trong việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, từ đó việc kiểm tra giám sát và việc thực hiện quy chế dân chủ vẫn còn nhiều hạn chế, đôi khi còn mang tính hình thức
- Vẫn còn một số cán bộ bày đặt ra quá nhiều các quy định, các hồ sơ, thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà và sách nhiễu dân, không được dân chấp nhận, do đó có không ít các văn bản, các quy định không đi vào cuộc sống.
- Công tác kiểm tra giám sát của người dân, nhất là các họat động của cơ quan hành chính nhiều khi không thực hiện được. Vai trò giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chưa phát huy theo đúng quy định của pháp luật.
* Nguyên nhân của yếu kém:
- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là cả một quá trình được duy trì lâu dài, thường xuyên, liên tục. Do vậy, phải từng bước xây dựng, thực hiện, sơ kết, bổ sung để hoàn thiện. Việc này liên quan đến nhiều chủ trương, văn bản pháp luật, nhiều việc cụ thể nảy sinh chưa thể hình dung hết được khi triển khai. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm thiếu đồng bộ, làm cho xã lúng túng.
- Trình độ dân trí của người dân còn thấp, điều kiện về cơ sở vật chất, thông tin, kinh phí còn nhiều bất cập.
- Chưa có cơ chế cho người dân kiểm tra giám sát các họat động của cơ quan nhà nước cũng như việc xử lý hành chính khi các cơ quan không chấp hành kết luận kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân, thanh tra nhân dân.
- Các đòan thể nhân dân chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra giám sát các họat động của cơ quan nhà nước.
- Tính công bằng xã hội chưa được bảo đảm do quy chế dân chủ còn bất cập, vướng mắc khi thực hiện các nghĩa vụ đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương vì những hộ không thực hiện, ngoài phương pháp giáo dục, thuyết phục ra thì không còn biện pháp chế tài nào khác.
- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” kém hiệu quả do không có kinh phí thù lao cho các ban, tổ kiểm tra do nhân dân bầu ra.
- Năng lực về tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ xã, nhất là ở thôn vẫn còn nhiều hạn chế.
III/Giải pháp và kiến nghị
1. Giải pháp
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phân công rõ trách nhiệm, thương xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã. Thực hành dân chủ trong Đảng là thể hiện Đảng ta coi trọng nhân dân và vì nhân dân. Nhờ có dân chủ, đời sống chính trị trong Đảng sẽ lành mạnh, trí tuệ của Đảng được nâng cao, mối quan hệ giữa Đảng với dân được giữ vững và không ngừng được bổ sung, mở rộng. Càng chú trọng thực hành dân chủ, uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân càng lớn, càng sâu rộng. Đó sẽ là niềm cổ vũ rất to lớn đối với mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội. Nó như một động lực, một đòn bẩy giúp cho dân chủ xã hội ngày càng phát triển. Để đẩy mạnh và nâng cao việc thực hiện dân chủ ở xã. Trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số giải pháp sau :
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Đảng về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn và đẩy đủ hơn về chủ trương, chính sách, pháp luật và những quy định cụ thể của nhà nước về quy chế dân chủ. Nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hành dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế.
- Đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải được giáo dục lý luận chính trị để có nhận thức đúng đắn, để thống nhất nhận thức trong Đảng về dân chủ. Đó là sự thống nhất và ràng buộc giữa quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm, càng chú trọng dân chủ càng phải đề cao pháp luật, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tuân thủ nghiêm minh pháp luật.
- Nâng cao trình độ dân trí đi liền với giáo dục ý thức pháp luật của người dân. Có như vậy người dân mới có thể ý thức được về vấn đề dân chủ một cách đung đắn.
- Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với cải cách thủ tục hành chính, tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân, đổi mới phong cách phục vụ theo phương châm “Trong dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
- Cần xây dựng một cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc ra các quyết định của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của người dân địa phương. Nhà nước cần xây dựng một lộ trình cụ thể về sự tham gia của người dân nhằm phát huy sức mạnh cũng như hiệu quả của sự tham gia, đồng thời ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng quá trình tham gia của người dân vào một số mục đích gây rối chính trị, không có lợi cho đất nước.
- Khi triển khai một dự án hoặc chính sách tại địa phương, cần minh bạch và công khai hóa thông tin, nhất là những thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của dự án hoặc chính sách đối với người dân địa phương. Một điều quan trọng khác là tăng cường việc đối thoại hai chiều và nhiều chiều giữa bộ máy quản lý với người dân trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh.
- Phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng cộng đồng dân cư. Phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ thôn, ban công tác Mặt trận, Hội đồng làng văn hóa, các tổ nhân dân tự quản trong toàn xã, các tổ hòa giải, ban thanh tra nhân dân cơ sở.
- Trong việc đề ra những chủ trương, chương trình, dự án của xã phải vì mục tiêu - phục vụ và mang lại lợi ích thực sự cho người dân, cho xã hội, cho lợi ích chung - từ đó vạch tiến độ, xác lập trách nhiệm cụ thể cho mọi bên liên quan đến việc thực thi các chương trình, dự án. Trên cơ sở đó, các cấp có thẩm quyền theo dõi chặt chẽ, xử lý nghiêm tất cả những cơ quan, những cá nhân có thẩm quyền gây cản trở hoặc tìm cách trục lợi, làm phương hại đến lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.
Thực hiện dân chủ là nhằm bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân; là nhằm bảo đảm nhà nước đem lại quyền lợi mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng... cho nhân dân. Hơn nữa, tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân đều được nhân dân biết, bàn, làm và kiểm tra. Tất cả các nội dung thực thi dân chủ trong xã hội được thể hiện trong luật pháp nhà nước, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, mở rộng dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở dù có xây dựng công phu đến đâu thì cũng không bao giờ chi tiết hoá được hết các cách thức thực hành dân chủ của từng địa phương, cũng như không thể lấy mô hình thực hiện của địa phương này đem áp đặt nó cho địa phương khác. Khó khăn hơn gấp nhiều lần việc ban hành văn bản pháp luật về dân chủ đó là xây dựng nếp sống dân chủ.
Nếp sống dân chủ không đơn thuần chỉ được hiểu là việc tuân theo đúng những gì đã qui định trong qui chế dân chủ, mà đó phải trở thành nhu cầu thường trực, thành hành vi, phong cách của mọi chủ thể thực hiện. Để hình thành nếp sống dân chủ, pháp luật cũng chỉ là một trong nhiều kênh tác động vào ý thức con người, muốn xây dựng nếp sống dân chủ cần chú ý đến các công cụ khác như tuyên truyền qua sách báo, phim ảnh, qua điều lệ của các tổ chức xã hội, đoàn thể, qua các hình thức văn hoá - nghệ thuật, qua hình thức khen thưởng, động viên về vật chất hoặc tinh thần v.v… Không thể có dân chủ thực sự nếu không xây dựng một môi trường, một bầu không khí cởi mở, cạnh tranh lành mạnh, và không biến dân chủ trở thành lực đẩy cho kinh tế, văn hoá -xã hội, an ninh quốc phòng phát triển.

vantin
Cấp 2
Cấp 2

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 15/01/2010
Age : 54
Đến từ : Cam Thành Nam Cam Ranh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết